ÔN THI HSG QUỐC GIA (CHUYÊN ĐỀ TINH THỂ)
Bài viết nên xem: Các chuyên đề ôn thi casio hóa học
II. BÀI TẬP CẤU TRÚC TINH THỂ KIM LOẠI
3.8. Phát biểu quy tắc Engel – Brewer? Nêu ưu nhược điểm của quy tắc này?3.9. Dựa vào quy tắc Engel – Brewer, hãy dự đoán các kiểu cấu trúc tinh thể của Ti, Zr, Hf ?
3.10. Hỏi tương tự bài tập 2.9 đối với các hợp kim CuZn, CuZn3, Cu5Zn8.
3.11. Hỏi tương tự bài tập 2.10 đối với các hợp kim: AgZn, AgMg, Cu3Al, Cu5Zn, Ag5Al3, Ag13Sb3, Cd3Li, Cu3Li.
3.12. Xác định hệ thức liên hệ giữa bán kính nguyên tử và các cạnh của tế bào sơ đẳng trong các mạng tinh thể kim loại: lập phương tâm mặt, 6 phương khít nhất, lập phương tâm khối?
3.13. Tính độ đặc khít của các cấu trúc tinh thể kim loại? ( Lập luận trên một tế bào cơ bản).
3.14. Hãy cho biết W kết tinh theo dạng mạng lưới nào? Mỗi tế bào cơ bản có bao nhiêu nguyên tử? Nếu gọi a là hằng số mạng, hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ môït nguyên tử W đến một nguyên tử láng giềng gần nhất?
3.15. Kim loại Palađi kết tinh theo kiểu mạng lưới lập phương tâm mặt. Cạnh của tế bào cơ bản là: a = 3,88ở 200C.
a) Vẽ cấu trúc của tế bào sơ đẳng?
b) Cho biết số nguyên tử Pd trong một tế bào sơ đẳng?
c) Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 nguyên tử Pd?
d) Có bao nhiêu nguyên tử láng giềng gần nhất bao quanh 1 nguyên tử Pd?
3.16. Tính số nguyên tử Ni trong một tế bào cơ bản, hằng số mạng a và khối lượng riêng. Biết:
- Ni có cấu trúc lập phương tâm diện.
- Bán kính nguyên tử của Ni là 1,24
3.17. Nguyên tố sắt ( kết tinh trong mạng lập phương nội tâm và có tỷ khối d = 7,95g/cm3. Hãy tính:
a) Khối lượng một tế bào sơ đẳng?
b) Cạnh của tế bào sơ đẳng
....
...
Icon CommentsIcon Comments