SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM
------------
NỘI DUNG VÀ QUY CÁCH RA ĐỀ THI
KÌ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 – 4 LẦN THỨ XXI
TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM HỌC 2014-2015
Môn: HÓA – Khối 11
-----o0o-----
NỘI DUNG
Gồm nội dung chương trình chuyên Hóa khối 10 ở trên và chương trình chuyên Hóa khối 11 như sau:Chương I: NHÓM VA
Cấu tạo, các dạng thù hình, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng, trạng thái thiên nhiên của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm VA ( N, P, As, Sb, Bi).
Chương II: NHÓM IVA
Cấu tạo, các dạng thù hình, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng, trạng thái thiên nhiên của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm IVA ( C, Si, Ge, Sn, Pb).
Chương III: ĐẠI CƯƠNG VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
2/ Đồng đẳng – Đồng phân – Cấu dạng.
3/ Đại cương về danh pháp hợp chất hữu cơ.
4/ Hiệu ứng electron, hiệu ứng không gian. Ảnh hưởng của hiệu ứng electron lên một số tính chất vật lý, khả năng phản ứng hoá học.
5/ Cơ chế phản ứng.
Chương IV: HIDROCACBON NO
Cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của ankan và xicloankan.
Chương V: HIĐROCACBON CHƯA NO
Cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của các hiđrocacbon không no ( anken, ankađien, tecpen, ankin….).
Chương VI: HIĐROCACBON THƠM
1/ Qui tắc Huckel: xác định hệ thơm, không thơm, phản thơm.
2/ Cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của các hiđrocacbon thơm ( benzen, naphtalen, antraxen, phenantren….).
Chương VII: DẪN XUẤT HALOGEN VÀ HỢP CHẤT CƠ KIM
Cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của dẫn xuất halogen và hợp chất cơ kim ( hợp chất cơ magie, hợp chất cơ đồng – liti).
Chương VIII: ANCOL – PHENOL - ETE
Cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của ancol, phenol, ete (epoxit, ete crown).
Chương IX: HỢP CHẤT CACBONYL
1/ Cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của anđehit, xeton, axit, este.
2/ Các phản ứng ngưng tụ giữa các hợp chất anđehit, xeton, este.
Lưu ý:
Trong các nội dung nêu trên và cũng định hướng cho phù hợp với các kì thi HSG quốc gia hiện nay , đề nghị các đơn vị đề xuất 1 đến 2 câu hỏi về thực hành trong đề thi. Nội dung câu hỏi bám sát nội dung các bài thực hành dành cho khối chuyên do Bộ GDĐT quy định.
QUY CÁCH
Đề thi đề nghị và đáp án được soạn theo quy định chung, đảm bảo chính xác, phù hợp với nội dung chương trình quy định, đảm bảo bí mật và chưa được các đơn vị sử dụng dưới bất kì hình thức nào ở địa phương.- Đề thi và đáp án được biên soạn bằng kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12pt, canh lề trang giấy: trên 2cm, dưới 1cm, trái 3cm, phải 2cm, phần nội dung toàn trang căn chính thẳng và cách đều hai lề trái, phải (Justifiel) và được trình bày theo mẫu (đính kèm), gồm:
- Phần 1: Đề thi.
- Phần 2: Đáp án chi tiết và thang điểm.
Đề thi và đáp án mỗi khối được in thành 5 bản trên giấy A4 và lưu một bản vào đĩa CD, niêm phong cẩn thận và nộp cho Ban làm đề thi.
Thời gian của đề thi là 180 phút. Mỗi đề gồm 5 câu, mỗi câu có thể có nhiều câu hỏi nhỏ và điểm tối đa cho một câu là 4 điểm.
Phân bố nội dung các câu hỏi trong đề thi của khối 11 như sau:
Câu 1: Cấu tạo nguyên tử. Hệ thống tuần hoàn. Liên kết hóa học. Lý thuyết về phản ứng hóa học.
Câu 2: Dung dịch và sự điện li. Phản ứng oxi hóa – khử. Điện hóa.
Câu 3: Hóa vô cơ phi kim (nhóm VIIA, VIA, VA và IVA). Nhận biết các ion vô cơ.
Câu 4: Đại cương hóa hữu cơ – Hiđocacbon.
Câu 5: Hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
---------
Icon CommentsIcon Comments