Tổng hợp đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa năm 97,98,99
Chuyên mục: học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa
Các bạn có thể theo giỏi bài viết: Tổng hợp tất cả các đề thi quốc gia hóa học tại đây:
Tổng hợp đề thi học sinh giỏi quốc gia môn hóa học tất cả các năm.
Nếu bạn thấy tài liệu có ích, like và chia sẽ nhé.Cùng thảo luận các vấn đề hóa học trên trên Tổng hợp đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa năm 97,98,99 trên facebook: https://www.facebook.com/Chemistry.and.pharmacy. :))
Gồm có các đề thi sau:
Đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa năm 1997 vô cơ
đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa năm 1997 hữu cơ
đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa 1998 vô cơ
đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa 1998 hữu cơ
Đề thi học sinh giỏi quốc gia 12 môn hóa năm 1997 vô cơ
Đề Thi Quốc Gia Chọn Học Sinh Giỏi môn hóa học THPT
Ngày thi: 14/3/1997
(180 phút, không kể thời gian giao đề )
Bảng A: Làm tất cả các câu
Bảng B: Không làm phần V
Câu I:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
Câu I:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Hãy xếp các công thức sau đây theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của N: N2, NO, NH3, N2O, NH2OH, HNO3, N2H4, NO2, HNO2.
Hãy chỉ rõ nguyên nhân về cấu tạo nguyên tử để N có số các oxi hoá đó.
2. Cho các chất sau:
a) Na2CO3; b) KNO3; c) (NH4)2SO4; d) BaCl2; e) KHSO4
Giải thích tính chất axit-bazơ của các dd nước của các chất trên. Cho biết giá trị ước lượng pH của các dd đó (pH > 7; < 7 hoặc sấp sỉ bằng 7 ?).
3. Trên tầng trên của khí quyển có lớp ozon làm lá chắn bảo vệ trái đất khỏi tác hại của tia cực tím do mặt trời rọi xuống nhờ duy trì cân bằng hoá học.
Gần đây cân bằng này bị phá vỡ, là một trong những hỉểm hoạ về môi trường trên trái đất. Một trong các nguyên nhân là con người thải vào khí quyển một lượng đáng kể NO và Cl (Cl do clo-flo cacbon từ các máy lạnh thoát vào không khí tạo ra hv CF2Cl2 ⇒ CF2Cl + Cl ); Các khí này làm xúc tác cho quá trình biến đổi O3 thành O2.
Hãy viết pt pứ (riêng rẽ và tổng cộng) để chứng minh vai trò xúc tác đó của Cl và NO.
----------------------------------------
----------------------------------------Câu II:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
KMnO4 là thuốc thử được dùng để xác định nồng độ các muối sắt (II). Phản ứng giữa KMnO4 và FeSO4 trong dung dịch H2SO4 diễn ra theo sơ đồ:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ⇒ K2SO4 + MnO4 + Fe2(SO4)3 + H2O (1)
1. Hãy viết phương trình phản ứng (1) dưới dạng phương trình ion (kí hiệu phương trình ion là (2)).
2. Giả thiết phản ứng đó là thuận nghịch, hãy thiết lập biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng dựa vào (2) theo nồng độ cân bằng của các chất.
3. Giá trị logarit hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá-khử ở 25oC được tính theo biểu thức:
lgK/0,059
(E0 là hiệu thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp chất phản ứng, n là số electron tham gia vào quá trình oxi hoá hoặc khử trong phản ứng).
Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng theo (2).
Cho
4. Trong một hỗn hợp gồm có KMnO4 0,010M; H2SO4 0,500M; FeSO4 0,020M và Fe2(SO4)3 0,005M.
Hãy tính nồng độ các ion khi phản ứng kết thúc.
5. Mỗi yếu tố sau đây ảnh hưởng như thế nào đến (2):
a) Tăng pH của dung dịch;
b) Thay H2SO4 bằng HCl
c) Thêm lượng nhỏ KSCN vào dung dịch.
Câu III:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng hạt nhân sau:
a) ? → 82Pb206 + 2He4
b) 9F17 → 8O17 + ?
c) 94Pu239 → ? + 2He4
d) 1H1 + ? → 2He4
e) ? + 1D2 → 2 2He4
Đối với mỗi định luật bảo toàn dược áp dụng để lập phương trình trên, hãy phân tích một ví dụ để minh hoạ.
2.a) Uran trong thiên nhiên chứa 99,28% U238 (có thời gian bán huỷ là 4,5.109 năm) và 0,72% U235 (có thời gian bán huỷ là 7,1.108 năm). Tính tốc độ phân rã mỗi đồng vị trên trong 10gam U3O5 mới điều chế.
b) Mari và Pie Curi diều chế Ra226 từ quặng Uran trong thiên nhiên. Ra226 dược tạo ra từ đồng vị nào trong hai đồng vị trên?
Câu IV:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn lượng dư khí H2S sục qua dung dịch (có pH ≈ 0,5) chứa các ion Ag+, Ba2+, Cr2O72-, Cu2+, Fe3+, Ni2+.
2. Có dd muối nitrat của Mg2+, Ba2+, Al3+, Cr3+, Co2+, Ag+, Hg22+ (kí hiệu là dd 1).
Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau đây:
a) Thêm dd NaCl vào dd 1 tới khi kết tủa được hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa (kí hiệu a), dd còn lại (kí hiệu là dd2).
b) Rửa kết tủa a bằng nước rồi cho tác dụng tiếp với dd NH3 6M.
c) Đun cách thuỷ tới nóng dd 2, thêm vào đó NH4Cl rắn, rồi thêm tiếp NH3 6M tới pH ≈ 9,0.
d) Cho kết tủa thu dược ở c) tác dụng với NaOH 2M có một ít dd H2O2.
Câu V:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Xét phản ứng N2(khí) + 3H2(khí) → 2NH3(khí) (I)
1) Tại điều kiện tiêu chuẩn đối với các chất, T = 298K, có:
ΔSo = -197,9J.K-1; ΔHo = -91,8kJ.
Tính ΔGo và kết luận về khả năng xảy ra phản ứng (I).
2) Cũng tại 298K, có PN2 = PH2 = 10,0atm; PNH3 = 1,0atm.
a) Tính ΔG =ΔGo + 2,303RTlgK"p với K"p = P2NH3/P3H2.PN2 và R = 8,31 J.K-1.
b) Dựa vào các số liệu tính được ở trên, giải thích mức độ xảy ra phản ứng (I) ở hai trường hợp 1) và 2). Kết quả đó có phù hợp với nguyên lý Lơ Satơliê hay không? Tại sao?
----------------------------------------------
Ngày thi: 15/3/1997
(180 phút, không kể thời gian giao đề )
Bảng A: Làm tất cả các câu
Bảng B: Không làm câu VI
Câu V:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
----------------------------------------------
Đề Thi Quốc Gia Chọn HọC SINH Giỏi THPT
Môn Thi: Hoá Học Lớp 12Ngày thi: 15/3/1997
(180 phút, không kể thời gian giao đề )
Bảng A: Làm tất cả các câu
Bảng B: Không làm câu VI
Câu I:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Hãy cho biết kiểu lai hoá của các nguyên tố và loại liên kết (σ,π )trong các hợp chất sau:
Cl-CH2-CH=O; CH2=CH-C≡N; CH2=C=O
2. Hãy sắp xếp các hợp chất cho dưới đây theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích.
CH3-CH2-CH2-CH3 (A); CH3-CH2-CH2OH (B); CH3-CH2-CH2NH2 (C); (CH3)3CH (D); (CH3)3N (E).
3. Có thể thực hiện được các phản ứng sau hay không, vì sao?
C2H5ONa + CH3COOH ⇒ C2H5OH + CH3COONa (1)
NaNH2 + CH4 ⇒ CH3Na + NH3 (2)
Câu II:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Hợp chất X chứa 60% C, 4,44%H và 35,56%O trong phân tử, dd nước của X làm hồng quỳ tím. Thuỷ phân X thu được axit axetic và axit o-hiđroxibenzoic.
a) Xác định công thức cấu tạo của X, biết MX = 180đvC.
b) Tính thể tích vừa đủ dd NaOH 0,5M để phản ứng hoàn toàn với 5,4g X.
2. Mannozơ (monosaccarit) HOCH2-(CHOH)4-CH=O là đồng phân của glucozơ. ở dạng vòng 6 cạnh mannozơ chỉ khác glucozơ ở chỗ nhóm OH ở nguyên tử C2 nằm cùng phía với OH ở nguyên tử C3.
Oxi hoá mannozơ bằng dd HNO3 ở 100oC thu được sản phẩm Y chứa 41,38%C; 3,45%H và 55,17%O. Y bị thuỷ phân cả trong môi trường axit cũng như bazơ tạo ra axit polihiđroxiđicacboxylic hoặc muối tương ứng.
Xác định công thức cấu tạo của Y, biết MY = 174 đvC.
Câu III:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Từ một loại tinh dầu người ta tách được chất A chứa 76,92%C; 12,82%H và 10,26%O trong phân tử, MA = 156 đvC. A còn được điều chế bằng cách hiđro hoá xúc tác chất 2-isopropyl-5-metylphenol (B).
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Từ một loại tinh dầu người ta tách được chất A chứa 76,92%C; 12,82%H và 10,26%O trong phân tử, MA = 156 đvC. A còn được điều chế bằng cách hiđro hoá xúc tác chất 2-isopropyl-5-metylphenol (B).
1. Xác định công thức cấu tạo của A.
2. Viết công thức các đồng phân cis-trans của A.
3. Đun nóng A với H2SO4 đặc thu được hai chất có cùng công thức phân tử C10H18. Viết công thức cấu tạo của hai chất đó và viết cơ chế phản ứng.
4. So sánh tính chất axit của A với B.
Câu IV:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol polipeptit X cho ta:
2 mol CH3-CH(NH2)-COOH (Alanin hay viết tắt là Ala)
1 mol HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (axit glutamic hay Glu)
1 mol H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH (Lizin hay Lys)
1 mol
Nếu cho X tác dụng với 2,4-(NO2)2C6H3F (kí hiệu ArF) rồi mới thuỷ phân thì thu được Ala, Glu, Lys và hợp chất
Mặt khác nếu thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptiđaza thì thu được Lys và một tetrapeptit. Ngoài ra khi thuỷ phân không hoàn toàn X cho ta các đipeptit Ala-Glu, Ala-Ala và His-Ala.
1. Xác định công thức cấu tạo và tên của polipeptit X.
2. Sắp xếp các aminoaxit ở trên theo thứ tự tăng dần pH1 (pH1 được gọi là điểm đẳng điện, tại pH đó aminoaxit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực trung hoà về điện tích và không di chuyển về một điện cực nào cả), biết các giá trị pH1 là 3,22; 6,00; 7,59 và 9,74.
3. Viết công thức cấu tạo dạng chủ yếu của mỗi aminoaxit trên ở các pH bằng 1 và 13.
4. Dưới tác dụng của enzim thích hợp aminoaxit có thể bị đecacboxyl hoá (tách nhóm cacboxyl). Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm đecacboxyl hoá Ala và His. So sánh tính bazơ của các nguyên tử nitơ trong phân tử giữa hai sản phẩm đó. Giải thích.
Câu V:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Từ dẫn xuất halogen có thể điều chế axit cacboxylic theo sơ đồ sau:
Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết hãy viết phương trình các phản ứng điều chế:
1. Axit metylmaloic CH3CH(COOH)2
2. Axit α-vinylacrilic
Câu VI:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Câu VI:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Có phương trình phản ứng sau:
1.Viết cơ chế phản ứng.
2.Thay A bằng C6H5-CH(CH3)-CH2-CH2-C(CH3)2OH (A1), C6H5-CH2-CH2-C(CH3)2OH (A2) và tiến hành phản ứng trong điều kiện tương tự như trên thu được sản phẩm hữu cơ tương ứng B1 (hiệu suất 86%), B2 (hiệu suất 65%).
a) Viết công thức cấu tạo của B1, B2.
b) Tại sao hiệu suất phản ứng tạo ra B1, B2 cao hơn tạo ra B?
----------------------------------------------Đề Thi Quốc Gia Chọn HọC SINH Giỏi THPT
Môn Thi: Hoá Học Lớp 12
Ngày thi: 13/3/1998
(180 phút, không kể thời gian giao đề )
Bảng A: Làm tất cả các bài
Bảng B: Không làm những câu có dấu *
Bài I:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Trong thiên nhiên Brom có chủ yếu ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hoá học điều chế Brom từ nước biển theo qui trình như sau: Cho một lượng dd H2SO4 vào một lượng nước biển; tiếp đến sục khí Clo vào dd mới thu được; sau đó dùng không khí lôi cuốn hơi Brom vào dd Na2CO3 tới bão hoà Brom. Cuối cùng cho H2SO4 vào dd đã bão hoà Brom, thu hơi Brom rồi hoá lỏng.
Hãy viết phương trình các phản ứng hoá học chủ yếu xảy ra trong quá trình đó và cho biết vai trò của H2SO4.
2. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Hãy viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra khi dùng một hoá chất thông thường dễ kiếm để huỷ hết lượng Brom lỏng chẳng may bị làm đổ, bảo vệ môi trường.
Bài II:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Dùng 94,96ml H2SO4 5% (D = 1,035g/ml) vừa đủ tác dụng hết với 2,80 g chất X, thu được muối Y và chất Z.
1.X, Y, Z có thể là những chất nào? Hãy giải thích cụ thể và viết phương trình phản ứng hoá học để minh hoạ.
2.Nếu sau quá trình trên thu được 7,60 g muối Y thì sẽ được bao nhiêu chất Z?
Biết rằng X có thể là một trong các chất: CaO, MgO, NaOH, KOH, Zn, Fe.
Bài III:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1.Tìm phương trình cho mỗi phản ứng hoá học sau đây:
a) K2Cr2O7 + ? + H2O ⇒ Cr(OH)3 + S + NH3 + KOH
b) K2Cr2O7 + Na2SO3 + H2SO4 ⇒ ? + Na2SO4 + K2SO4 + H2O
c) K2Cr2O7 + (NH4)2S + ? + H2O ⇒ K3[Cr(OH)6] + S + ?
2. Hãy cho biết chất oxi hoá trong mỗi phản ứng trên. Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, hãy giải thích tính chất oxi hoá của chất đó.
3*). Hãy cho biết vai trò của pH đối với các phản ứng hoá học trên trong sự tạo thành các sản phẩm chứa crom.
Bài IV:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
Có số liệu: Điện cực Thế điện cực tiêu chuẩn (V) ở 25oC
H / H+ -2,106.
Fe / Fe2+ -0.440.
Fe / Fe3+ -0.036.
H2 / 2H+ 0,000.
1. Hãy viết phương trình phản ứng giữa Fe với axit HCl và dùng số liệu trên để giải thích kết quả của phản ứng đó.
2. Thực tế đã dùng tác nhân nào trong số các tác nhân: Fe, H, H2, để khử nitrobenzen thành anilin? Viết phương trình phản ứng và dùng số liệu trên để giải thích.
3*). Hãy đề nghị sơ đồ trong đó có chỉ rõ liên hệ giữa các chất bằng mũi tên ( →) để dựa vào đó và dùng số liệu trên tính được thế điện cực tiêu chuẩn của quá trình Fe3+ → Fe2+; kí hiệu trị số đó là x. Hãy đặt x vào vị trí thích hợp trong dãy số liệu mà đầu bài đã đưa ra.
Bài V:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Hãy so sánh độ tan của SO2 trong dd nước có cùng nồng độ của các chất sau:
a) NaCl; b) HCl; c) NH4Cl; d) Na2S.
2*). Dẫn từ từ SO2 qua một lít dd Ca(OH)2 (dd A). Sau phản ứng thu được dd có pH = 12,0 và kết tủa CaSO3. Lọc lấy kết tủa rồi làm khô cân nặng 1,200 gam.
a)Hãy tính thể tích SO2 ở 27,3oC, 1atm đã tan được vào dd A.
b)Tính nồng độ mol/lít của Ca(OH)2 trong dd A.
3. Cho NaOH dư vào dd X chứa các ion H+, Cr2O72-, Pb2+, Ba2+, NH4+. Đun nóng dd ta sẽ được khí mùi khai bay ra và có kết tủa vàng.
Lọc kết tủa, rồi cho tác dụng với dd HCl. Khi ấy ta được dd màu da cam và một kết tủa màu trắng. Viết các phương trình phản ứng để giải thích các hiện tượng.
--------------------------------------Đề Thi Quốc Gia Chọn HọC SINH Giỏi THPT
Môn Thi: Hoá Học Lớp 12
Ngày thi: 14/3/1998
(180 phút, không kể thời gian giao đề )
Bảng A: làm tất cả các bài
Bảng B: không làm những câu có dấu*
Bài I:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Cho 4 dẫn xuất clo của hiđrocacbon, chúng đều có công thức phân tử C4H9Cl.
a) Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên 4 chất đó theo danh pháp thông dụng và IUPAC. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích.
b*) Cho dẫn xuất clo mạch không nhánh ở trên tác dụng với clo (chiếu sáng) theo tỷ lệ mol 1:1. Trình bày cơ chế của phản ứng. Cho biết sản phẩm nào chiếm tỉ lệ cao nhất; giải thích.
2. Viết công thức cấu trúc các đồng phân của:
a) C3H5Cl
b) ClCH =(C=)nCHCl, với n = 1, 2, 3.
Bài II:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Viết các phương trình phản ứng tạo thành sản phẩm chính khi cho 1mol hiđrocacbon A tác dụng với các chất sau:
a) 1mol HNO3(có H2SO4đặc);
b) 1mol Br2(có chiếu sáng);
c) KMnO4đặc,dư(đun nóng).
d*) Trình bày giai đoạn quyết định tốc độ chung của mỗi phản ứng a)và b).
2*. Iotbenzen được điều chế với hiệu suất cao theo sơ đồ phản ứng sau:
C6H6 + I2 + HNO3 → NO + NO2 + AgI
Cho biết vai trò của HNO3? Nêu tên cơ chế phản ứng.
Bài III:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau(A, B, C, D, E, G, H, I, K, L viết dạng công thức cấu trúc ):
Cho biết ứng dụng của E và I.
2. Hãy phân biệt 4 aminoaxit sau (có giải thích), biết rằng phòng thí nghiệm có các loại giấy quỳ, NaNO2+ dd HCl, ddNaOH, C2H5OH và các dụng cụ cần thiết.
Bài IV:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1. Trong thuốc lá có chất anabazin và một đồng phân cấu tạo của nó là nicotin (rất độc). Ngoài ra người ta còn tổng hợp được chất nicotirin có cấu tạo tương tự nicotin:
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho mỗi hợp chất trên tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần khả năng phản ứng đó. Giải thích.
b) Trong số 3 hợp chất trên, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? Giải thích.
2. Oxi hoá nicotin bằng K2Cr2O7 trong dd H2SO4 thu được axit nicotinic dùng để điều chế các amit của nó là vitamin PP và cođiamin (thuốc chữa bệnh tim):
Viết công thức cấu tạo của axit nicotinic và so sánh nhiệt độ nóng chảy của nó với axit benzoic. Giải thích.
b*) Cho biết trạng thái lai hoá của các nguyên tử nitơ trong phân tử
vitamin PP. So sánh tính bazơ của các nguyên tử nitơ đó: giải thích.
c) Vitamin PP nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn cođiamin, mặc dù có phân tử khối nhỏ hơn. Tại sao?
Bài V:(Chemistry study guide-Chemistry creativity)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
(Đề thi quốc gia môn hóa học năm 1997-99)
1*) A là một đisaccarit khử được AgNO3 trong dd NH3, gồm hai đồng phân có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực trong những điều kiện thống nhất biểu thị bằng [α]25D là +92,6o và +34o. Dung dịch của mỗi đồng phân này tự biến đổi về [α]25D cho tới khi cùng đạt giá trị ổn định là + 52o.
Thuỷ phân A (nhờ chất xúc tác axit) sinh ra B và C:
Cho A tác dụng với một lượng dư CH3I trong môi trường bazơ thu được sản phẩm D không có tính khử. Đun nóng D với dd axit loãng thu được dẫn xuất 2,3,6-tri-O-metyl của B và dẫn xuất 2,3,4,6-tetra-O-metyl của C.
a) Viết công thức cấu trúc (dạng vòng 6 cạnh phẳng) của B, C, A, D; biết rằng trong phân tử A có liên kết β- 1,4 - glicozit. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
b) Vì sao dd mỗi đồng phân của A tự biến đổi về [α]25D và cuối cùng đều đạt giá trị 52o? Tính thành phần phần trăm các chất trong dd ở giá trị [α]25D = 525 và viết công thức cấu trúc của các chất thành phần đó.
2. Metyl hoá hoàn toàn các nhóm OH của 3,24 gam amilopectin bằng cách cho tác dụng với CH3I trong môi trường bazơ, rồi đem thuỷ phân hoàn toàn (xúc tác axit) thì thu được 1,66.10-3 mol 2,3,4,6 - tetra - O - metylglucozơ và 1,66.10-3 mol 2,3 - đi - O - metylglucozơ; còn lại là 2,3,6 - tri - O - metylglucozơ.
a)Viết công thức cấu trúc (dạng vòng 6 cạnh phẳng) của 3 sản phẩm trên và cho biết xuất xứ của chúng.
b) Cho biết tỉ lệ phần trăm các gốc glucozơ ở những chỗ có nhánh của phân tử amilopectin.
c) Tính số mol 2,3,6 - tri - O - metylglucozơ sinh ra trong phòng thí nghiệm trên.
Icon CommentsIcon Comments