SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VP TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ | KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN HÓA HOC LỚP 10 Thời gian : 180 phút |
1. Sự phá vỡ các liên kết Cl-Cl trong một mol clo đòi hỏi một năng lượng bằng 243 kJ (năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng quang năng). Hãy tính bước sóng của photon cần sử dụng để phá vỡ liên kết Cl-Cl của phân tử Cl2
2. Tổng số electron trong phân tử XY2 là 38. Tỉ lệ số khối cũng như tỷ lệ số nơtron của nguyên tử nguyên tố Y so với nguyên tử nguyên tố X trong phân tử đều bằng 5,333.
a) Xác định nguyên tố X, Y và viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử.
b) Viết bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng trong cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Y.
Câu II (3,0 Điểm)
Phân tích một chất rắn X chứa: N, B, F, H cho kết quả theo phần trăm khối lượng: 16,51% nitơ; 12,74% bo; 3,54% hiđro và 67,21% flo.
Biết rằng X là sản phẩm thu được khi trộn hai chất khí Y và Z. Cả hai khí này đều tan được trong nước. Dung dịch của khí Y cho môi trường bazơ, còn dung dịch của khí Z lại cho môi trường axit.
a) Cho biết công thức phân tử X, Y, Z và tên gọi của Y, Z.
b) Viết công thức lewis, dự đoán dạng hình học phân tử và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm của X, Y và Z.
c) Cho biết dạng và số lượng liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong một phân tử chất X.
Câu III (2,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam một kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được SO2, cho toàn bộ lượng khí này hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch KOH 2M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 53,0 gamchất rắn khan.
1. Tìm kim loại R?
2. Hòa tan 8,4 gam kim loại R vào 200ml dung dịch HBr 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, tính khối lượng kết tủa thu được?
Câu IV (2,0 điểm)
1. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol RCOOH; 1 mol R’COOHvà 2 mol C2H5OH có H2SO4 đặcxúc tác ở toC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol RCOOC2H5 và 0,4 mol R’COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol RCOOH, 3 mol R’COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol RCOOC2H5. Tính a.
Câu V (2,0 điểm)
Cho phản ứng: AB(k) -> A(k) + B(k)
Người ta tiến hành nung nóng 0,2 mol AB(k) ở 3270C trong bình có thể tích 2 lít và đo áp suất của hỗn hợp các chất trong bình thì thu được số liệu thực nghiệm:
T (giờ) | 0 | 1 | 2 | 4 | 8 |
P (atm) | 4,92 | 5,67 | 6,31 | 7,31 | 8,54 |
a) Cho biết bậc của phản ứng.
b) Tính hằng số tốc độ và thời gian bán hủy của phản ứng.
c) Tính áp suất trong bình khi tiến hành phản ứng được 16 giờ.
Câu VI (3,0 điểm)
Trộn 50ml dung dịch H2SO42M, 50ml dung dịch FeBr2 0,2M và 100ml dung dịch KMnO40,04M được dung dịch A.
a.Xác định giá trị pH của dung dịch A.
b. Xác định thế của điện cực Pt được nhúng trong dung dịch A.
Cho: pKa (HSO4-) 2,00 ; pKa (CH3 COOH) 4,76; (RT/F) ln = 0,0592lg ;c. Ghép ®iÖn cùc hi®ro (p = 1 atm) ®¬c nhóng trong dung dÞch CH3COOH 0,010 M ghÐp (qua cÇu muèi) víi ®iÖn cùc Pt được nhóng trong dung dÞch A. H·y biÓu diÔn s¬ ®å pin và viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin.
E0 (Fe3+/Fe2+) = 0,77V; E0(MnO4- /Mn2+)= 1,51V; E0(Br2/Br-) = 1,085V;
Câu VII (3,5điểm)
Đun nóng đến 2000C hh X gồm bốn muối A, B, C, D của Na, mỗi muối 1 mol thấy có khí E không cháy được thoát ra và một hỗn hợp Y có khối lượng giảm 12,5% so với khối lượng của X và chứa: 1,33 mol A, 1,67 mol C và 1 mol D. Nếu tăng nhiệt độ lên 4000C thì thu được hỗn hợp Z chỉ có A và D, còn tăng nhiệt độ đến 6000C thì chỉ còn lại A. Thành phần phần trăm khối lượng của natri trong muối nhị tố A nhỏ hơn thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố phi kim F là 21,4%.
a) Xác định A, B, C, D, F. Viết các ptpư
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp X
c) Xác định thành phần phần trăm theo số mol của các chất trong hỗn hợp Z.
Icon CommentsIcon Comments