Câu hỏi Ôn tập Bào chế dược
Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn bộ đề cương bào chế sau:Sơ bộ đề thi bào chế
Câu 1: SKD In vitro: Qui định về đánh giá, ý nghĩa trong bào chế và hướng dẫn sử dụng thuốc
Câu 2: SKD In vivo: Qui định về đánh giá, ý nghĩa trong bào chế và hướng dẫn sử dụng thuốc
Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ tan của dược chất, vận dụng trong kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc
..
Câu 15 : Kỹ thuật điều chế, sản xuất thuốc nang cứng
---------------------
---------------------
CÂU 1: SKD In vitro : Qui định về đánh giá, ý nghĩa trong bào chế và hướng dẫn sử dụng thuốc:
Qui định về đánh giá:
* Đối tượng : Việc đánh giá SKD chỉ áp dụng cho các chế phẩm chứa dược chất thường có vấn đề về SKD ( nhất là dc ít tan)
SKD in vitro đánh giá quá trình giải phóng, hoà tan dược chất từ dạng thuốc.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Đến nay dược điển Mỹ 24 đã đưa ra 7 loại thiết bị thử hoà tan. Sau đây là 2 loại thiết bị thử hoà tan dùng cho viên nén, nang thuốc và một số dạng thuốc rắn khác.
Thiết bị thử hoà tan : Máy 1: Máy giỏ quay v máy 2 : máy cánh khuấy.
- Điều kiện thử hoà tan
- Môi trường hoà tan: thường là nước cất ở 37oC ± 0,5oC đã loại không khí. Tuỳ theo đặc điểm hoà tan của dược chất, khi cần có thể dùng hệ đệm phosphat pH 4-8 hoặc acid hydrocoric loãng(0,001-0,1N). Dung tích thường dùng 500 -1000ml, 1 số chất làm tăng độ tan( như chất diện hoạt) có thể cho thêm vào môi trường hoà tan
- Thời gian thử: thường là 30-60phút (± 2%).
- Tốc độ khuấy: thường là 100 vòng/phút với máy 1 ;50 vòng/phút với máy 2.
- Điểm lấy mẫu: nằm giữa khoảng cách từ mặt trên của cánh khuấy tới mặt nước trong cốc, cách thành cốc không dưới 1cm.
* Tiến hành NC : Phương pháp định lượng: dùng phương pháp đo quang phổ hấp thụ.
* Xử lý kết quả.
Cho môi trường hoà tan đã được qui định vào cốc, đun nóng đến 37oC. Cho mẫu thử vào cốc (chú ý tránh bọt khí trên bề mặt mẫu) và cho máy chạy ở tốc độ qui định. Lấy mẫu thử( bổ sung môi trường hoà tan nếu cần) và định lượng dược chất theo mô tả trong chuyên luận. Cách đánh giá kết quả phụ thuộc vào tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn dược điển: trong dược điển, người ta qui định giới hạn dược chất hoà tan tối thiểu(Q), sau 1 khoảng thời gian nhất định (30, 45, 60 phút)
Tiêu chuẩn nhà sản xuất : khi đăng ký thuốc, nhà sản xuất thường xây dựng đồ thị hoà tan dược chất theo thời gian.
2.Ý nghĩa của SKD in vitro:
* SKD in vitro chưa phải là SKD thực sự, do đó chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả lâm sàng của chế phẩm thử. Có những trường hợp dược chất hoà tan nhanh chưa chắc đã được hấp thu tốt.
* SKD in vitro là công cụ kiểm soát chất lượng các dạng thuốc rắn để uống( viên nén, nang thuốc, thuốc bột, pellet…) đặc biệt là để đảm bảo sự đồng nhất chất lượng giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
* SKD in vitro dùng để sàng lọc, định hướng cho đánh giá SKD in vitro. Việc đánh giaSKD in vivo rất đắt tiền, tốn kém, không thể là tràn lan do đó trứơc hết phải dùng SKD in vitro sàng lọc, định hướng cho việc thử in vi vo để giảm bớt chi phí, thời gian.
* SKD in vitro dùng thay thế cho SKD in vivo trong trường hợp đã chứng minh được có sự tương quan đồng biến giữa SKD in vitro và in vivo với điều kiện công thức và qui trình sản xuất không thay đổi.
* SKD in vitro là công cụ cơ bản để xây dựng công thức, thiết kế dạng thuốc trên cơ sở coi tỷ lệ hoà tan dược chất là thông số chất lượng của đầu ra, từ đó lựa chọn được dạng thuốc và công thức bào chế tối ưu.
SKD in vivo đánh giá giai đoạn hấp thu dược chất từ chế phẩm bào chế. Đánh giá SKD bằng các pp sau :
- Thử in vivo ở người bằng cách xác định sự biến thiên nồng dộ dược chất hoặc chất chuyển hoá trong máu, huyết tương, huyết thanh hoặc các dịch sinh học thích hợp khác theo thời gian.
- Thử in vivo đã được chứng minh là tương quan tỷ lệ thuận với số liệu SKD in vivo trên người
- Thử in vivo ở người bằng cách đo dược chất hoặc chất chuyển hoá bài tiết trong nước tiểu theo thời gian.
- Thử in vivo ở người bằng cách đo tác dụng dược lý của dược chất or chất chuyển hoá theo thời gian
- So sánh tác dụng lâm sàng một cách thích hợp
- Những phương pháp đặc biệt khác
* Đối tượng :
- Người tình nguyện khoẻ mạnh, tốt nhất là nam giới, được ăn uống và sinh hoạt theo chế độ quy định ( nhịn ăn qua đêm ít nhất 10 giờ trước khi dùng thuốc và 2 giờ sau khi dùng thuốc ). - Người tình nguyện phải được được kiểm tra kỹ về các hằng số sinh lý, sinh hoá trước khi thử thuốc và phải được thông báo đầy đủ về mục tiêu, phương pháp thử, những quyền lợi và nguy cơ có thể có ( như phản ứng phụ của thuốc ).
- Phải có những thoả thuận bằng văn bản giữa người tình nguyện và người đánh giá theo đúng quy chế thử thuốc trên người.
* Cơ sở vật chất, trang, thiết bị : người tình nguyện khoẻ mạnh, thiết bị đo nồng độ máu
* Thiết kế nghiên cứu : thường dùng phương pháp thiết kế chéo ngẫu nhiên.
* Tiến hành NC (phương pháp phân tích...). Lấy mẫu thử và mẫu đối chiếu. Người tình nguyện được chia thành hai nhóm uống thuốc 2 lần. Mỗi người trong nhóm chọn ngẫu nhiên một trong 2 sản phẩm ( thử or đối chiếu ). Thời gian giữa hai lần dùng thuốc ít nhất bằng 5 lần thời gian bán thải của dược chất.
* Xử lý kết quả : Số liệu thu được được xử lý bằng pp thống kê.
2. Ý nghĩa:
- Phản ánh được hiệu quả điều trị của thuốc, quản lý chất lượng của thuốc giúp cho người bệnh lựa chọn được thuốc tốt.
- Xác định tương đương sinh học nhằm giúp cho thầy thuốc lựa chọn đúng chế phẩm thay thế.
- Đánh giá SKD sẽ thúc đẩy các nhà SX phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đảm bảo sự đồng nhất giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
- Đánh dấu sự chuyển từ bào chế quy ước sang bào chế hiện đại.
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
- Độ hòa tan là một quá trình một chất rắn hòa tan vào dung môi để tạo thành một dung dịch.
- Tốc độ hoà tan : là khả năng hoà tan nhanh hay chậm của hoạt chất trong dung môi. Tốc độ hoà tan của hoạt chất tuỳ thuộc vào kích thích tiểu phân, trạng thái / dạng kết tinh, trạng thái ngậmnước
* Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ tan của dược chất, vận dụng trong kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc:
1/ Độ tan của chất khí trong chất lỏng:
Theo định luật Henry độ tan của chất khí tỷ lệ thuận với áp suất khí trên bề mặt dung dịc, biểu thị bằng phương trình sau:
W = kp
Trong đó w là chất khí hoà tan trong 1 đơn vị thể tích chất lỏng, k là hằng số tỷ lệ. Độ tan của chất khí trong dung dịch sẽ giảm khi tăng nhiệt độ.
2/ Độ tan của chất rắn trong chất lỏng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các dược chất rắn trong dung dịch có ý nghĩa quan trọng trong pha chế thuốc:
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ: đối với quá trình hoà tan dựoc chất có sự thu nhiệt, việc tăng nhiệt độ( cung cấp nhiệt) sẽ thúc đẩy quá trình hoà tan, làm tăng độ tan của dược chất. Ngược lại khi dược chất hoà tan toả nhiệt ,việc tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan của dược chất
Tuy nhiên đối với phân tử kết tinh ngậm nước trong quá trình hoà tan, nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến độ tan theo chiều hướng ngược nhau do có sự mất nước kết tinh chuyển sang dạng khan.
Ví dụ: Na2SO4.10H2O có độ tan tăng khi nhiệt độ đến dưói 32,5oC, trên nhiệt độ này độ tan sẽ giảm khi tăng nhiệt độ. Nguyên nhân là Na2SO4.10H2O hoà tan thu nhiệt còn Na2SO4 hoà tan toả nhiệt
+ Ảnh hưởng của bản chất và đặc điểm cấu trúc phân tử của chất tan và dung môi:
Bản chất và đặc điểm cấu trúc phân tử của chất tan và dung môi là những yếu tố hoá học nội tại ảnh hưởng đến độ tan. Ví dụ như Phenol khi có thêm nhóm OH tăng độ tan trong nước gấp 100 lần so với Benzen. Các nhóm chức thân nước OH, NH2, SH,… có trong phân tử chất tan sẽ làm tăng độ tan của các chất này trong nước do làm tăng độ phân cực.
+ Ảnh hưởng của đặc tính kết tinh, hiên tượng đa hình và sự solvat hoá đến độ tan: Một dược chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau tuỳ theo điều kiện kết tinh. Các dạng kết tinh khác nhau sẽ có cấu trúc tinh thể bền vững ở mức độ khác nhau từ đó có độ tan khác nhau. Ví dụ: Ampicilin khan có độ tan lớn hơn Ampicilin trihydrat.
Dạng kết tinh có cấu trúc tinh thể bền vững nên thường khó tan hơn dạng vô định hình. Novobiocin có dạng vô định hình dễ tan hơn dạng kết tinh 10 lần.
+ Anh hưởng của kích thước tiểu phân dược chất đến độ tan:
Độ tan của dược chất tăng lên kích thước tiểu phân giảm do năng lượng tự do trên bề mặt tiếp xúc tăng lên. Như vậy việc nghiền mịn dược chất rắn sẽ làm tăng độ tan ở một mức độ nào đó.
+ Anh hưởng của pH dung dịch đến độ tan: Khi pH của dung dịch tăng sẽ làm tăng độ tan của acid yếu và giảm độ tan của các base yếu, trường hợp ngược lại khi pH dung dịch giảm . Khi tăng pH ở dưới điểm đẳng điện sẽ làm giảm độ tan của chất tan lưỡng tính và ở trên điểm đẳng điện sẽ làm tăng độ tan.
+ Anh hưởng của các ion cùng tên: làm giảm độ tan.
+ Anh hưởng của các chất điện ly: Sự có mặt của các chất điện ly làm giảm hoạt độ ion, làm giảm độ phân ly của các chất tan từ đó làm giảm độ hoà tan của các chất.
Tốc độ hoà tan:
-Anh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tan:
Trừ một số trường hợp chất có quá trình hoà tan toả nhiệt việc tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan từ đó giảm tốc độ hoà tan, phần lớn các chất có độ tan và tốc độ tan tăng khi tăng nhiệt độ do hệ số khuếch tán của chất tan trong dung môi tăng cao, độ nhớt của dung môi giảm.
Ví dụ: cafein ít tan trong nước ở nhiệt độ thường nhưng dễ tan ở nhiệt độ cao. Đối với các dung môi có độ nhớt cao (glycerin,propylen glycol…)
- Việc nghiền nhỏ các dược chất: làm tăng nhanh tốc độ hoà tan do làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tan với dung môi
- Việc khuấy trộn trong quá trình hoà tan: làm tăng tốc độ hoà tan.
Thuốc tiêm truyền là 1 dạng thuốc tim, do đó thuốc phải đạt yêu cầu chất lượng chung đối với thuốc tiêm. Nhưng thuốc tiêm truyền được dùng với lượng lớn( hàng trăm milimet cho 1 lần truyền) nên thuốc tim truyền có 1 số chỉ tiêu chất lượng so với thuốc tiêm nói chung:
- Thuốc tiêm truyền không chứa các dược chất có hoạt lực mạnh, các chất sát khuẩn.
- Thuốc tim truyền là thuốc nước với dung môi là nước cất để pha thuốc tiêm, trong đó dược chất được hoà tan hoàn toàn thành dd thật, dd keo hoặc phân tán trong nước dưới dạng nhũ tương dầu trong nước
- Thuốc tim truyền thường là các dịch đẳng trương với máu và dịch cơ thể
- Thuốc tim truyền phải vô khuẩn và không được có chất gây sốt,. Để đảm bảo yêu cầu chất lượng này thuốc phải được tiệt khuẩn bằng nhiệt trong nồi ngay sau khi pha chế
- Các dd thuốc tim truyền không được chứa các tiểu phân phát hiện được bằng mắt thường và chỉ có một số lượng nhất định các tiểu phân không nhìn thấy, được xác định bằng máy đếm tiểu phân tự động
* Thành phần thuốc tim truyền:
- Dược chất
- Dung môi hay chất dẫn
- Các thành phần khác
- Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
* Yeâu cầu chất lượng thuốc tiêm truyền:
- Chỉ tiêu cảm quan :
+ Không màu or có màu của dược chất
+ Thuốc tiêm truyền là nhũ tương không được có biểu hiện của sự tách lớp
+ Thuốc phải đạt độ trong cho phép
- Định tính, định lượng: Định tính, định lượng hàm lượng dc trong chế phẩm tiến hành theo chỉ dẫn trong từng chuyên luận cụ thể
- Thể tích hoặc khối lượng:
+Sai số thể tích như chỉ dẫn trong dược điển Việt Nam
+Độ đồng đều khối lượng: phải đạt yêu cầu về độ thử độ đồng đều khối lựong.
- pH: Thuốc phải đạt giới hạn pH như ghi trong chuyên luận.Xác định bằng máy đo pH.
- Độ vô khuẩn: Thuốc tiêm phải vô khuẩn, nếu tiêm truyền không vô khuẩn sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tại chổ tiêm, nhiễm khuẩn máu… thậm chí có thể tử vong
- Chất gây sốt: phải không được có chất gây sốt. Để tránh thiệt hại biện pháp tốt nhất là phòng ngừa.
* Áp dụng lâm sàng:
Thuốc tim truyền được dùng trong điều trị với nhiều mục đích khác nhau;
- Cung cấp nước và các chất điện giải khi cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải.
-Cung cấp các nhu cầu về dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được. Trong trường hợp này có thể truyền các dd đường glucose hoặc fluctose, các dd acid amin, nhũ tương dầu béo kiểu D/N kết hợp với các vitamin, các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.
-Trung hoà và thiết lập lại cân bằng acid-kiềm của máu khi máu bị nhiễm acid hay nhiễm kiềm do rối loạn chuyển hoá hay do rối loạn chức năng.
-Bổ sung tạm thời thể tích huyết tương nhằm duy trì huyết áp và hoạt động của hệ thuần hoàn khi cơ thể bị mất máu mà không có máu để truyền.
-Làm lợi niệu khi cơ thể ở trạng thái giữ nước.
-Chống đông và bảo quản máu dùng trong lưu trử máu tươi.
- Dùng như là môi trường trung gian hay” chất mang” đối với nhiều tim truyền khác,.
Để giảm thiểu sự không tương hợp khi sử dụng thuốc tiêm truyền là môi trường trung gian để đưa thuốc vào cơ thể cần tuân theo 1 số nguyên tắc:
+ Chỉ phối hợp ngay trước khi tiêm truyền và chỉ truyền khi không phát hiện thấy bất kỳ sự thay đổi nào về mặt cảm quan của thuốc.
+ Không nên phối hợp nhiều thuốc tiêm khác nhau trong cùng một dd tiêm truyền.
+ Tuyệt đối không phối hợp thuốc có tương kỵ đã được chỉ ra trong các tài liệu chuyên môn.
+ Tốt nhất chỉ nên phối hợp khi đã có kết quả nghiên cứu về sự tương hợp.
Cho dl đã quy định vào 1 bình đậy kín để ở nhiệt độ phòng. Ngâm trong thời gian xác định, hàng ngày có khuấy trộn. Sau đó gạn lấy dịch ngâm, ép bã để thu dịch ép. Trộn dịch ngâm và dịch ép lắc đều, để lắng. Gạn, lọc lấy dịch trong.
Dụng cụ ngâm lạnh luôn đậy kín tránh bay hơi dung môi.
PP ngâm lạnh thường dùng điều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất độc mạnh
Ví dụ: cồn tỏi, cồn vỏ cam, vỏ quế, cồn gừng, cồn cánh kiến trắng, cồn hồi….
* Phương pháp ngấm kiệt:
Chuẩn bị dược liệu thích hợp, làm ẩm dược liệu bằng dung môi, đậy kín, để yên 1 thời gian cho dl trương nở hoàn toàn, sau đó mới cho vào bình tiến hành ngấm kiệt, đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh trong một thời gian thích hợp, rút dịch chiết. Khi rút dịch chiết có 2 trường hợp: nếu cồn thuốc quy định hàm lượng hoạt chất, khi thu được ¾ tổng số khối lượng dịch chiết qui định thì ngừng rút dịch chiết, ép bã lấy dịch ép. Trộn dịch chiết, dịch ép và định lượng hoạt chất. Nếu cồn thuốc không quy định hàm lượng hoạt chất, thu được 4/5 tổng số khối lượng dịch chiết quy định sẽ ép bã thu dịch ép. Trộn dịch chiết và dịch ép. Thêm dung môi vừa đủ khối lượng qui định.
PP ngấm kiệt thường được dùng điều chế cồn thuốc có hoạt chất độc mạnh. Ví dụ: Cồn benladon, cồn ô đầu, cồn cà độc dược….
* Phương pháp hoà tan: Hoà tan cao thuốc, hoá chất, tinh dầu vào ethanol có nồng độ thích hợp, khi hoà tan hoàn toàn lọc lấy dịch trong.
Ví dụ: Cồn opi, cồn mã tiền, cồn opi kép,cồn opibenzioic,...
Sức căng bề mặt phân cách pha trong NT là 1 yếu tố hết sức quan trọng, nó quyết định sự hình thành, độ bền vững của NT và kích thứoc cảu các tiểu phân phân tán
Sự tạo thành các NT luôn luôn kèm theo sự hấp thu năng lượng cơ học. bề mặt được tạo ra mang năng lượng tự do mang năng lượng này phụ thuộc chủ yếu vào diện tích và sức căng bề mặt giữa 2 pha: & = σ.S
Trong đó:
&: năng lượng bề mặt tự do (N.m)
S: diện tích bề mặt phân cách(m+)
σ: Sức căng bề mặt phân cách( N/m)
Từ hệ thức trên ta thấy diện tích bề mặt càng lớn bao nhiêu thì năng lượng tự do càng lớn bấy nhiêu và năng lương chủ yếu được tập trung trên bề mặt phân cách pha. Một hệ phân tán như vậy sẽ không bên về mặt nhiệt động học và trong đó sẽ tự xảy ra các quá trình có xu hướng là giảm năng lượng bề mặt tự do mà chủ yếu là quá trình tập hợp cảu các tiểu phân tán có kích thước bé thành các tiểu phân có kích thước lớn hơn và dần dần NT sẽ bị phá huỹ-tách thành 2 lớp.
Trong quá trình hình thành NT, diện tích bề mặt phân cách pha tăng lên rất lớn( đến hnàg triệu lần), diện tích này càng lớn chứng tỏ sự phân tán càng cao( kích thứoc các tiểu phân càng bé). Năng lượng bề mặt tự do càng lớn thì NT càng khó hình thành và kém bền vững. Vì vậy để giảm năng lượng tự do xuống mức thấp nhất biện pháp duy nhất là giảm sức căng bề mặt phân cách pha.
Để NT có độ bền vững cần thiết, giữ được mức độ phân tán đã đạt được, phải làm giảm SCBM phân cáh pha, cũng có nghĩa là làm giảm năng lượng bề mặt tự do đến giá trị tối thiểu. Trong thực tế để thực hiện được điều đó người ta sử dụng các chất diện hoạt. Vì vậy việc lựa chọn các chất diện hoạt thích hợp cho NT cần điều chế là 1 việc rất quan trọng
2/ Ảnh hưởng của CNH(chất nhũ hoá):
CNH có 1 ảnh hưởng đặc biệt quan trọng vì không chỉ có khả năng gây phân tán mà còn quyết định kiểu NT sẽ hình thành.
Ngoài ra 1 số chất NH( nhũ hóa) còn làm cho NT vững bền do có khả năng làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán trong NT.
Hầu hết các CNH ổn định có khả năng hydrat hóa hoặc là trực tiếp làm giảm SCBM phân cách pha và làm thay đổi độ nhớt của môi trường phân tán, điều đó không chỉ giúp cho NT hình thành và ổn định mà còn ở 1 chừng mực nhất định nó làm thay đổi SKD của chế phẩm
Các chất diện hoạt làm giảm SCBM phân cách pha do đó chúng làm thay đổi hệ số phân bố và hệ số khuyến tán dược chất trong cả 2 pha vì vậy mà mức độ giải phóng dc và tốc độ hấp thu tăng lên
3/ Ảnh hưởng của lớp điện tích cùng dấu xung quanh các tiểu phân pha phân tán:
4/ Ảnh hưởng của độ nhớt của môi trường phân tán:
NT càng bền vững khi môi trường phân tán có độ nhớt càng lớn. vì độ nhớt của môi trường phân tán càng lớn, sự chuyển động của các tiểu phân của pha phân tán càng giảm nên xác suất chúng va chạm tiếp xúc nhau để kết hợp thành hạt lớn dần rồi tách hẳn thành lớp riêng cũng giảm đi.
5/ Ảnh hưởng của tỷ trọng hai pha:
NT càng dễ hình thành và bền vững khi 2 pha có tỷ trọng gần bằng nhau
Ngược lại nếu 2 pha có tỷ trọng khác nhau, NT thu được sẽ không bền vững tùy theo pha phân tán có tỷ trọng nhỏ hơn hay lớn hơn tỷ trọng của môi trường phân tán, các tiểu phân của pha phân tán sẽ nổi lên bề mặt hoặc lắng xuống đáy bình đựng NT
6/ Ảnh hưởng của nồng độ pha phân tán:
NT càng bền vững khi nồng độ của pha phân tán càng nhỏ
7/ Ảnh hưởng của pp phối hợp CNH
8/ Ảnh hưởng của pp phối hợp các pha:
NT D/N dễ hình thành hơn khi thêm pha dầu vào dần dần vào toàn lượng pha nước và ngược lại NT N/D dễ hình thành hơn khi thêm pha nước vào dầu. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể tích các pha và bản chất CNH đã dùng.
9/ Ảnh hưởng của cường độ và thời gian tác dụng lực gây phân tán:
Thời gian tác dụng của lực gây phân tán có ảnh hưởng rất nhiều đến kích thước các tiểu phân phân tán.Thực nghiệm chứng tỏ rằng kéo dài sự khuấy trộn quá thời gian tối ưu thì chất lượng NT không tăng lên. Trong đk bình thường của sự nhũ hóa, kích thước các tiểu phan phân tán giảm đi rất nhanh trong những giây ban đầu và dần đân đạt tới gái trị giới hạn sau 1-5 phút. Độ ổn định và độ nhớt của NT cũng thay đổi tương tự, vì vậy thời gian tác động của lực gây phân tán vượt thời gian tối ưu thì sự tiêu tốn năng lượng trở nên không cần thiết. TÁc dụng của lực gây phân tán xảy ra càng dài thì lượng các tiểu phân càng tăng lên và khả năng ngưng tụ càng tăng
10/ Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH môi trường phân tán:
Khi nhiệt độ tăng SCBM của bề mặt phân cách pha và độ nhớt giảm tạo điều kiện cho sự nhũ hóa xảy ra nhnah hơn và dẽ dàng hơn.
Nhưng nhiệt độ cao hoặc thấp quá sẽ đưa đến sự ngưng tuh các tiểu phân, làm giẩm chất lượng NT
Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến khản năng hấp phụ CNH lên bề mặt phân cách pha, cản trở tác dụng của CNh
Vì vậy trong quá trình điều chế NT cần thiết phải khống chế nhiệt độ cảu hỗn hợp để không gây ra ảnh hưởng đến sựu hình thành và ổn định của NT.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ngoại lai khác ảnh hưởng đến độ bền vững của NT.pH của hệ( pha phân tán và môi trường phân tán) có ảnh hưởng ít nhiều đến SKD của thuốc
Bản chất hoá học : là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử
Ưu nhược điểm
* Ưu điểm
Hoà tan hoặc trộn đều với nước và DM phân cực
Giải phóng DC nhanh, nhất là các chất dễ tan trong nước
Không cản trở sự trao đổi bình thường của da
Không trơn nhờn, đễ rửa sạch bằng nước
Thể chất ổn định khi thay đổi nhiệt độ
* Nhược điểm
Không bền, dễ bị VK, Nấm mốc phát triển và làm hỏng
Dễ bị mất nước và trở nên khô cứng
Phạm vi ứng dụng : được sử dụng làm tá dược trong bào chế các dạng thuốc rất phong phú
Cách pha chế và ví dụ :
gel:
+ gel polysaccarid: Bao gồm các gel chế từ tinh bột, tinh bột biến tính, thạch, alginat.Hiện nay sử dụng chủ yếu natri alginat
TD điều chế từ alginat: thường dùng muối kiềm của acid alginic, được chiết từ rong biển vì vậy dễ kiếm, giá thành rẻ.Nồng độ từ 5-10% , ví dụ:
Natri alginat 5g
Glycerin 10g
Natri benzoat 0,2g
Nước tinh khiết vđ 100g
+ gel dẫn chất cellulose: methyl cellulose(MC), carboxymethyl cellulose(CMC), natri carboxy methyl cellulose(NaCMC), hydroxy propyl methyl cellulose(HPMC), hydroxy propyl cellulose (HPC)….
Ví dụ:
Methyl cellulose 5g
Glycerin 10g
DD thuỷ phân phenylborat 2% 0,5g
Nước cất vđ 100ml
.
Dẫn xuất PEG
Polyethylen glycol là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử của ethylen oxyd có ct chung:
HOCH2-(CH2OCH2)-CH2OH
ví dụ :
PEG 4000 20g
Alcol stearylic 34g
Glycerin 30g
Natri laurysulfat 1g
Nước tinh khiết vđ 00g
Dược chất: hoà tan trong td hoặc trong 1 dung môi trung gian, có thể trộn đều hoặc hoà tan với td( dc ở thể lỏng hoặc thể rắn tan/td)
Tá dược: thân dầu, thân nước và td khan
* Cấu trúc của chế phẩm tạo thành thường là kiểu dd (đa phần ở dạng dd keo) và hệ phân tán thuộc loại hệ đồng thể
* Trang thiết bị :
* Các giai đoạn pha chế:
- Chuẩn bị dc: trong 1 số trường hợp, dc rắn có tốc độ hoà tan chậm, có thể làm tăng tốc độ hoà tan bằng cách xay, nghiền
- Chuẩn bị td: Nếu là hỗn hợp td, cần phải phối hợp và lọc, tiệt khuẩn nếu cần. Chẳng hạn: td có thể là hỗn hợp td thân dầu nhóm hydrocarbon: vaselin, dầu parafin, và parafin rắn …. Lúc đó cần đun chảy, lọc
Nếu td thân nước như PEG cũng cần phối hợp, đun chảy trước
Nếu td tạo gel, cần có thời gian ngâm nguyên liệu tạo gel trong môi trường phân tán để gel đồng nhất
- Phối hợp dc với td: Nói chung có thể hoà tan ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng cho giảm thời gian thao tác. Cần chú ý rằng có 1 số dc dễ bị bay hơi, thăng hoa ở nhiệt độ cao, vì vậy dụng cụ, thiết bị hoà tan cần phải có nắp đậy kín. Điển hình nhất là khi sx cao xoa
* Ví dụ:
a/ td thân dầu:
- Đ/c cao sao vàng:
công thức:
Mentol: 12,5g
Long não 12,5g
Tinh dầu long não 10,5ml
Tinh dầu khuynh diệp 5ml
Tinh dầu hương nhu 2,5ml
Tinh dầu quế vđ
Td vđ 100g
Td gồm hỗn hợp: Vaselin, lanolin, sáp ong, cerezin, ozokerit theo tỷ lệ thích hợp ngoài ra có thể thêm các chất ổn định màu, hương
Tiến hành: đun chảy hỗn hợp td, lọc qua vật liệu thích hợp.Trộn menthol với long náo thành hỡn hợp chảy lỏng, thêm các loại tinh dầu vào hoà tan.phối hợp với td, hầm trong dụng cụ kín, ở nhiệt độ 70-80oC trong thời gian khoản 2 giờ. Để nguội khoảng 40-50oC, rót vào hộp, để nguội hẳn, đậy nắp
* Nguồn gốc : có nguồn gốc tổng hợp
* Bản chất hoá học : chủ yếu là triglyceride của các acid béo no, ngoài ra còn có thêm một tỷ lệ nhỏ các mono và diglyceride để tăng khả năng nhũ hoá các chất lỏng phân cực
* Ưu điểm : Thích hợp để điều chế thuốc đặt trong những điều kiện khác nhau hoặc các yêu cầu khác nhau trong điều trị.
Nhược điểm : Kém bền vững, dễ bị hỏng
* Phạm vi ứng dụng : Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới làm tá dược thuốc đặt
* Cách pha chế : Triglyceride bán tổng hợp là những tá dược béo được đ/chế bằng cách làm pứ este hoá giữa glycerin và các acid no phân tử có từ 10-18C.
* Ví dụ :
Witepsol H : dùng để điều chế thuốc đặt có các dược chất có thể làm tăng nhiệt độ nóng chảy của tá dược.
Witepsol W(25-31-35) : dùng để điều chế thuốc đặt có dược chất khó phân tán cần phải khuấy trộn đều.
Witepsol S(52-55-58) : dùng để điều chế thuốc đặt có chứa dược chất có tỷ trọng lớn, dễ lắng khi đổ khuôn
Witepsol E(75-76-79-85) : dùng để điều chế thuốc đặt có chứa dược chất làm hạ nhiệt độ nc của tá dược và thuốc đặt cần hạn chế tác dụng tại chỗ.
B, Nhóm tá dược thân nước : Dẫn xuất PEG, gelatin- glycerin, thạch :
1. Dẫn xuất PEG :
* Nguồn gốc : có nguồn gốc tổng hợp
* Bản chất hoá học : chưa có
* Ưu, nhược điểm :
Ưu điểm :
- Có nhiệt độ nc cao hơn thân nhiệt nên viên thuốc có độ bền cơ học cao hơn so với viên thuốc đ/c từ tá dược béo chảy lỏng ở thân nhiệt. Vì vấy PEG là tá dược thích hợp với đk khí hậu nhiệt đới.
- Thích hợp để đc thuốc đặt có chứa các dược chất ít tan trong nước.
Nhược điểm :
- Do độ cứng viên thuốc nên thường gây đau nếu chỗ đau bị tổn thương, cho nên không dùng để đc thuốc đạn chữa trĩ hậu môn, rò hậu môn.
- Do có tính háo ẩm nên khi hút niêm dịch thường kích thích nhu động , vì vậy nếu thời gian quá dài thì viên thuốc có thể bị đẩy ra ngoài
* Phạm vi ứng dụng : chưa có
* Cách pha chế :
Ví dụ :
Hỗn hợp 1 : PEG 1000 96%
PEG 4000 4%
hỗn hợp này thích hợp để điều chế thuốc đạn nhằm gây tác dụng chung trên cơ thể hoặc thuốc đạn có lượng lớn các dược chất ở dạng bột.
Hỗn hợp 2 : PEG 1540 30%
PEG 6000 50%
Nước 20%
hỗn hợp này thích hợp để điều chế thuốc đặt có các dược chất dễ tan trong nước
2. Tá dược gelatin- glycerin , thạch :
* Nguồn gốc : có nguồn gốc tự nhiên
* Bản chất hoá học : chưa có
* Ưu, nhược điểm :
Ưu điểm : điều chế đơn giản,
Nhược điểm : Chỉ điều chế tá dược này khi dùng ngay hoặc chỉ dùng trong vài ngày. Nếu để lâu phải thêm chất bảo quản.
* Phạm vi ứng dụng : chủ yếu dùng làm tá dược để đc thuốc trứng
* Cách pha chế :
+ Tá dược gelatin- glycerin : Gelatin : 10g
Glycerin : 60g
Nước cất : 30g
Thái nhỏ Gelatin ngâm vào nước cho trương nở. Đun nóng cách thuỷ glycerin lên 55-60oC, đổ gelatin đã ngâm ở trên vào khuấy cho tan hoàn toàn, lọc nhanh qua gạc. Lưu ý khi đc tá dược này, không đun hỗn hợp quá 60oC
+ Tá dược thạch : thạch thường dùng với nồng độ 2%
* Ví dụ : chưa có
* Ở quy mô bào chế nhỏ :
- Dao bằng thép không gỉ, bàn mài hoặc cối chày sứ
- Bát sứ hoặc bát men
- Các loại khuôn bằng kim loại
* Ở quy mô công nghiệp : máy tự động dán và ép khuôn bằng chất dẻo hoặc giấy thiếc có tráng polypropylen
B, Chuẩn bị :
- Dụng cụ phải sạch, khô và được tiệt khuẩn
- Với khuôn thuốc phải được bôi trơn trước khi đổ khuôn
- Nguyên liệu : tính toán nguyên phụ liệu ( tính dư 10% để trừ hư hao ) đảm bảo thu được đúng số lượng viên thuốc cần điều chế
C, Các giai đoạn pha chế :
* Cách phối hợp dược chất vào tá dược ( dung dịch, hỗn dịch ):
- Dung dịch : Trường hợp thuốc đặt có chứa các dược chất dễ tan trong nước ( cao benladon, penicillin…), hoà tan dược chất trong một lượng tối thiểu nước hoặc glycerin rồi phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc
- Hỗn dịch : Trường hợp thuốc đặt chứa các dược chất không tan trong tá dược, cũng không tan trong nước ( Sulfamid, paracetamol, indometacin…) : nghiền dc thành bột mịn, thêm một phần tá dược vào nghiền tiếp, cho hỗn hợp này vào phần tá dược còn lại trộn đều.
* Đổ khuôn : Sau khi phối hợp dc vào td, phải chờ khối thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông đặc mới đổ vào khuôn đã được tiệt khuẩn và bôi trơn.
Với td bơ cacao, thường đổ khuôn ở khoảng 27-28oC
Với td gelatin glycerin thường đổ khuôn ở 37-38oC
Phải đổ nhanh và liên tục để tránh hiện tượng tạo ngấn trên viên thuốc và phải đổ sao cho khối thuốc cao hơn bề mặt khuôn 1-2mm, để khi thuốc đông rắn, viên thuốc không bị lõm đáy.
Sau khi đổ, khuôn phải được để ở nơi mát 5-10oC chờ cho thuốc đông rắn hoàn toàn, dùng dao gạt phần thuốc thừa ở trên, tháo khuôn để lấy viên thuốc ra ngoài. Hoàn thiện, đóng gói, nhãn.
D, Ví dụ :
Rp : Paracetamol 0.25g
Bơ cacao vđ 2g
M.f.Sup.D.t.d No10
- Nghiền mịn paracetamol trong cối
- Cho 1 phần bơ cacao còn lại ở to < 36oC
- Cho hỗn hợp trên vào trộn cho chảy đều
- Để nguội đến gần nhiệt độ đông đặc thì đổ khuôn
Rp : Penicillin 10.000UI
Tá dược gelatin glycerin vđ 1 viên
M.f.ovul.D.t.d No10
- Hoà tan PNC vào khoảng 2nl nước cất
- Điều chế tá dược gelatin glycerin để nguội đến khoảng 40oC
- Cho dung dịch PNC vào trộn đều rồi đổ khuôn.
B, Cơ chế tác dụng
C, Phân loại : chia làm hai nhóm :
* Nhóm tá dược dính thể lỏng
* Nhóm tá dược dính thể rắn
D, Cách phối hợp vào viên nén
* Nhóm tá dược dính lỏng : dùng trong pp xát hạt ướt. Sau khi khối bột đã được trộn đều, thêm tá dược dính vào khối bột , trộn cho đến khi tá dược thấm đều vào khối bột, tạo ra sự liên kết tiểu phân bột vừa đủ để tạo hạt.
* Nhóm tá dược dính thể rắn : dùng trong pp xát hạt khô và dập thẳng. Trộn bột dược chất với bột tá dược dính khô, tá dược rã.
E, Các chất điển hình: đặc điểm, cách sử dụng, ứng dụng, ảnh hưởng tới SKD
* Nhóm tá dược dính thể lỏng :
- Hồ tinh bột : là td dính thông dụng hiện nay. HTB dễ kiếm, giá rẻ, dễ trộn đều với bột dc, ít có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên. Thường dùng loại hồ từ 5-15%, trộn với bột dc khi hồ còn nóng. Nên điều chế dùng ngay để tránh bị nấm mốc. Có thể cho thêm vào hồ các chất bảo quản thích hợp như nipazin, nipazol…Nếu lượng HTB quá nhiều hoặc quá đặc thì hạt sẽ có độ ẩm cao dẫn đến viên nén khó rã và dễ bị nấm mốc phát triển
- Siro : dễ trộn đều với bột dược chất, làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học. Nếu viên có màu thì siro giúp cho viên phân tán chất màu trong viên đồng nhất hơn. Ngoài ra siro có tác dụng ổn định dược chất trong một số viên như viên sắt sulphat. Thường dùng làm tá dược dính cho viên nén dược liệu. Nếu lượng siro nhiều quá thì sẽ làm hạt có độ ẩm cao, nấm mốc phát triển
- Dịch thể gelatin : Gelatin trương nở và hoà tan trong nước, tạo nên dịch thể có khả năng dính mạnh, thường dùng cho viên ngậm để kéo dài thời gian rã, hoặc dùng cho dược chất ít chịu nén. Hay dùng dịch thể 5-10%, trộn với bột dược chất khi tá dược còn nóng. Có thể kết hợp với HTB để tăng khả năng dính cho hồ.
* Nhóm tá dược dính thể rắn : thường dùng các loại bột đường, tinh bột biến tính, dẫn chất cellulose, Avicel…
- Tinh bột biến tính : là tinh bột đã qua xử lý bằng các pp lý hoá thích hợp nhằm thuỷ phân và thay thế từng phần rồi tạo hạt. Tinh bột biến tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột.
- Avicel : là tá dược có nhiều ưu điểm : chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã, dễ dính, độ bền cơ học cao, độ mài mòn thấp, không cần dùng lực nén cao.
* Ảnh hưởng của tá dược dính :
Với bản chất là những chất keo thân nước, tá dược dính làm tăng liên kết tiểu phân, tạo độ bền cơ học cho viên, do đó có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên. Nhất là với những tá dược có khả năng kết dính mạnh như gôm arabic, dịch thể gelatin…Với dược chất sơ nước, PVP còn có khả năng tạo ra vỏ thân nước, cải thiện tính thấm của dược chất, do đó làm tăng SKD của viên. Ngoài ra, tá dược dính còn đưa ẩm và nhiệt vào viên, làm giảm SKD của viên chứa dược chất nhạy cảm với ẩm và nhiệt. Có thể khắc phục bằng cách : dùng tá dược dính lỏng khan nước, tạo hạt tầng sôi, tạo hạt khô hay dập thẳng.
B, Cơ chế tác dụng : Các tá dược rã có cấu trúc xốp, sau khi dập viên để lại hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên. Khi tiếp xúc với dịch tiêu hoá, hệ thống vi mao quản có tác dụng kéo nước vào lòng viên nhờ lực mao dẫn. Nước sẽ hoà tan và làm trương nở các thành phần của viên và phá vỡ cấu trúc của viên. Như vậy, sự rã của viên phụ thuộc độ xốp và vào sự phân bố hệ thống vi mao quản trong viên.
Riêng viên nén sủi bọt thì rã theo cơ chế sinh khí : người ta đưa vào trong viên đồng thời một acid hữu cơ ( citric, tartaric…) và một muối kiềm ( Natri carbonat, NaHCO3…) . Khi gặp nước hai thành phần này tác dụng với nhau giải phóng ra CO2 lam cho viên rã ra nhanh chóng.
C, Phân loại : có hai loại : tá dược rã trong và tá dược rã ngoài
D, Cách phối hợp vào viên nén
E, Các chất điển hình: đặc điểm, cách sử dụng, ứng dụng, ảnh hưởng tới SKD
- Tinh bột : có cấu trúc xốp, sáu khi dập viên tạo ra được hệ thống vi mao quản phân bố khá đồng đều trong viên, làm rã viên theo cơ chế mao quản.
Thường dùng tinh bột ngô, khoai tây, hoàng tinh… với tỷ lệ 5-20% so với viên.
- Bột Cellulose : dùng loại tinh chế, trắng, trung tính. Thích hợp cho các dược chất nhạy cảm với ẩm.
* Ảnh hưởng của tá dược rã :
Rã được coi là bước giải phóng, tiền đề cho bước hoà tan tiếp theo của dược chất.
- Mức độ rã là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hoà tan dược chất.
- Cách rã liên quan đến độ xốp của viên
- Tá dược rã ngoài có vai trò nhất định trong việc giúp cho hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên.
B, Các phương pháp tạo hạt
- Xát hạt qua rây
- Thiết bị tầng sôi
C, Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm : Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên ( do đso dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và về hàm lượng dược chất. Quy trình thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm : Chịu tác động của ẩm và nhiệt, có thể làm giảm độ ổn định của dược chất.Quy trình kéo dài trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất ( nếu là xát hạt qua rây )
D, Sơ đồ
E, Trang thiết bị :
- Xát hạt qua rây : rây có các cỡ khác nhau
- Thiết bị tầng sôi
A, Gelatin (HPMC): Gelatin dùng bào chế vỏ nang cứng là loại có độ bền gel tương đối cao : 150-280g, độ nhớt 30-60 mps
B, Chất màu, chất cản quang (titan dioxide)
C, Chất bảo quản : các paraben
D, Nước : dung dịch chế vỏ nang có hàm lượng nước 30-40%
Đầu tiên gelatin được ngâm nước cho trương nở, đun cách thuỷ để hoà tan các chất phụ. Lọc, duy trì 50oC để nhúng khuôn. Khuôn là những que bằng thép không gỉ hình trụ có đường kính thay đổi theo cỡ nang. Bôi trơn khuôn bằng dầu thực vật hay dầu parafin, giữ ở nhiệt độ 22oC trước khi nhúng vào dung dịch gelatin. Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để gelatin bsam đều trên khuôn. Đưa khuôn sấy gió nóng 30-35oC, tháo vỏ nang ra khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định, có thể in chữ, lắp nắp với đáy, đóng gói.
* Tá dược dùng làm vỏ viên nang mềm:
A, Gelatin (HPMC): 35-45 phần. Gelatin để làm nang mềm phải là loại dược dụng, đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi cơ. Ngoài ra phải lưu ý đến độ bền gel là hai yếu tố quyết định khả năng tạo màng của gelatin
B, Chất hóa dẻo: glycerin, sorbitol (15-20 phần) . Chất hoá dẻo dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn trong công thức của vỏ nang cứng và màng bao phim.
C, Nước : Nước trong công thức bào chế vỏ nang chiếm tỷ lệ 0.7-1.3 phần so với lượng gelatin, tuỳ thuộc vào độ nhớt của gelatin
D, Chất bảo quản
E, Chất màu
Để chế dung dịch vỏ nang, người ta hoà tan chất màu, chất bảo quản, và các chất phụ khác vào nước. Ngâm gelatin vào dung dịch này cho trương nở hoàn toàn. Đun nóng glycerin, cho gelatin đã trương nở vào đun cách thuỷ để hoà tan, Lọc giữ nóng để chế nang.
A, Gelatin (HPMC): Gelatin dùng bào chế vỏ nang cứng là loại có độ bền gel tương đối cao : 150-280g, độ nhớt 30-60 mps
B, Chất màu, chất cản quang (titan dioxide)
C, Chất bảo quản : các paraben
D, Nước : dung dịch chế vỏ nang có hàm lượng nước 30-40%
Đầu tiên gelatin được ngâm nước cho trương nở, đun cách thuỷ để hoà tan các chất phụ. Lọc, duy trì 50oC để nhúng khuôn. Khuôn là những que bằng thép không gỉ hình trụ có đường kính thay đổi theo cỡ nang. Bôi trơn khuôn bằng dầu thực vật hay dầu parafin, giữ ở nhiệt độ 22oC trước khi nhúng vào dung dịch gelatin. Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để gelatin bám đều trên khuôn. Đưa khuôn sấy gió nóng 30-35oC, tháo vỏ nang ra khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định, có thể in chữ, lắp nắp với đáy, đóng gói.
2, Bào chế thuốc trong nang : dược chất được xử lý ( tuỳ từng loại dược chất có thể nghiền, xay… ), được trộn đều với các loại tá dược thích hợp , sau đó đem đóng thuốc vào nang
3, Đóng thuốc vào nang :
Nang cứng dùng để đựng bột thuốc, cốm thuốc, pellet, bột nhão, viên nén…
Để đóng thuốc vào nang, trước hết phải chọn cỡ nang cho phù hợp với lượng dược chất cần đóng. Xác định cỡ nang có thể sử dụng công thức :
Khối lượng thuốc đóng nang = tỷ trọng biểu kiến x dung dịch nang
Đối với bột thuốc đóng vào nang cần thêm các tá dược sau :
Tá dược trơn : để điều hoà sự chảy, giúp cho bột hoặc hạt chảy đều vào nang nhằm đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dc.
Tá dược độn : Dùng trong trường hợp liều hoạt chất thấp không chiếm hết dung tích nang, dược chất trơn chảy kém.
Đôi khi để tăng khả năng thấm ướt khối bột trong dịch tiêu hoá người ta có thể cho thêm vào công thức một tỷ lệ chất diện hoạt . Vd : natri lauryl sulfat
Quy trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn :
Mở vỏ nang
Đóng thuốc vào thân nang
Đóng nắp nang
Sau khi đóng thuốc, nắp nang được lắp vào thân nang bằng khớp chính. Có thể dùng áp lực không khí để đóng nắp nang. Nang sau đó được lau sạch bột, đánh bóng và đóng gói.
* Đối tượng : Việc đánh giá SKD chỉ áp dụng cho các chế phẩm chứa dược chất thường có vấn đề về SKD ( nhất là dc ít tan)
SKD in vitro đánh giá quá trình giải phóng, hoà tan dược chất từ dạng thuốc.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Đến nay dược điển Mỹ 24 đã đưa ra 7 loại thiết bị thử hoà tan. Sau đây là 2 loại thiết bị thử hoà tan dùng cho viên nén, nang thuốc và một số dạng thuốc rắn khác.
Thiết bị thử hoà tan : Máy 1: Máy giỏ quay v máy 2 : máy cánh khuấy.
- Điều kiện thử hoà tan
- Môi trường hoà tan: thường là nước cất ở 37oC ± 0,5oC đã loại không khí. Tuỳ theo đặc điểm hoà tan của dược chất, khi cần có thể dùng hệ đệm phosphat pH 4-8 hoặc acid hydrocoric loãng(0,001-0,1N). Dung tích thường dùng 500 -1000ml, 1 số chất làm tăng độ tan( như chất diện hoạt) có thể cho thêm vào môi trường hoà tan
- Thời gian thử: thường là 30-60phút (± 2%).
- Tốc độ khuấy: thường là 100 vòng/phút với máy 1 ;50 vòng/phút với máy 2.
- Điểm lấy mẫu: nằm giữa khoảng cách từ mặt trên của cánh khuấy tới mặt nước trong cốc, cách thành cốc không dưới 1cm.
* Tiến hành NC : Phương pháp định lượng: dùng phương pháp đo quang phổ hấp thụ.
* Xử lý kết quả.
Cho môi trường hoà tan đã được qui định vào cốc, đun nóng đến 37oC. Cho mẫu thử vào cốc (chú ý tránh bọt khí trên bề mặt mẫu) và cho máy chạy ở tốc độ qui định. Lấy mẫu thử( bổ sung môi trường hoà tan nếu cần) và định lượng dược chất theo mô tả trong chuyên luận. Cách đánh giá kết quả phụ thuộc vào tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn dược điển: trong dược điển, người ta qui định giới hạn dược chất hoà tan tối thiểu(Q), sau 1 khoảng thời gian nhất định (30, 45, 60 phút)
Tiêu chuẩn nhà sản xuất : khi đăng ký thuốc, nhà sản xuất thường xây dựng đồ thị hoà tan dược chất theo thời gian.
2.Ý nghĩa của SKD in vitro:
* SKD in vitro chưa phải là SKD thực sự, do đó chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả lâm sàng của chế phẩm thử. Có những trường hợp dược chất hoà tan nhanh chưa chắc đã được hấp thu tốt.
* SKD in vitro là công cụ kiểm soát chất lượng các dạng thuốc rắn để uống( viên nén, nang thuốc, thuốc bột, pellet…) đặc biệt là để đảm bảo sự đồng nhất chất lượng giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
* SKD in vitro dùng để sàng lọc, định hướng cho đánh giá SKD in vitro. Việc đánh giaSKD in vivo rất đắt tiền, tốn kém, không thể là tràn lan do đó trứơc hết phải dùng SKD in vitro sàng lọc, định hướng cho việc thử in vi vo để giảm bớt chi phí, thời gian.
* SKD in vitro dùng thay thế cho SKD in vivo trong trường hợp đã chứng minh được có sự tương quan đồng biến giữa SKD in vitro và in vivo với điều kiện công thức và qui trình sản xuất không thay đổi.
* SKD in vitro là công cụ cơ bản để xây dựng công thức, thiết kế dạng thuốc trên cơ sở coi tỷ lệ hoà tan dược chất là thông số chất lượng của đầu ra, từ đó lựa chọn được dạng thuốc và công thức bào chế tối ưu.
CÂU 2: SKD In vivo: Qui định về đánh giá, ý nghĩa trong bào chế và hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Quy định về đánh giá:SKD in vivo đánh giá giai đoạn hấp thu dược chất từ chế phẩm bào chế. Đánh giá SKD bằng các pp sau :
- Thử in vivo ở người bằng cách xác định sự biến thiên nồng dộ dược chất hoặc chất chuyển hoá trong máu, huyết tương, huyết thanh hoặc các dịch sinh học thích hợp khác theo thời gian.
- Thử in vivo đã được chứng minh là tương quan tỷ lệ thuận với số liệu SKD in vivo trên người
- Thử in vivo ở người bằng cách đo dược chất hoặc chất chuyển hoá bài tiết trong nước tiểu theo thời gian.
- Thử in vivo ở người bằng cách đo tác dụng dược lý của dược chất or chất chuyển hoá theo thời gian
- So sánh tác dụng lâm sàng một cách thích hợp
- Những phương pháp đặc biệt khác
* Đối tượng :
- Người tình nguyện khoẻ mạnh, tốt nhất là nam giới, được ăn uống và sinh hoạt theo chế độ quy định ( nhịn ăn qua đêm ít nhất 10 giờ trước khi dùng thuốc và 2 giờ sau khi dùng thuốc ). - Người tình nguyện phải được được kiểm tra kỹ về các hằng số sinh lý, sinh hoá trước khi thử thuốc và phải được thông báo đầy đủ về mục tiêu, phương pháp thử, những quyền lợi và nguy cơ có thể có ( như phản ứng phụ của thuốc ).
- Phải có những thoả thuận bằng văn bản giữa người tình nguyện và người đánh giá theo đúng quy chế thử thuốc trên người.
* Cơ sở vật chất, trang, thiết bị : người tình nguyện khoẻ mạnh, thiết bị đo nồng độ máu
* Thiết kế nghiên cứu : thường dùng phương pháp thiết kế chéo ngẫu nhiên.
* Tiến hành NC (phương pháp phân tích...). Lấy mẫu thử và mẫu đối chiếu. Người tình nguyện được chia thành hai nhóm uống thuốc 2 lần. Mỗi người trong nhóm chọn ngẫu nhiên một trong 2 sản phẩm ( thử or đối chiếu ). Thời gian giữa hai lần dùng thuốc ít nhất bằng 5 lần thời gian bán thải của dược chất.
* Xử lý kết quả : Số liệu thu được được xử lý bằng pp thống kê.
2. Ý nghĩa:
- Phản ánh được hiệu quả điều trị của thuốc, quản lý chất lượng của thuốc giúp cho người bệnh lựa chọn được thuốc tốt.
- Xác định tương đương sinh học nhằm giúp cho thầy thuốc lựa chọn đúng chế phẩm thay thế.
- Đánh giá SKD sẽ thúc đẩy các nhà SX phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đảm bảo sự đồng nhất giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
- Đánh dấu sự chuyển từ bào chế quy ước sang bào chế hiện đại.
Câu 3 :Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ tan của dược chất, vận dụng trong kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc:
* Phân biệt độ tan, độ hoà tan, tốc độ hoà tan- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
- Độ hòa tan là một quá trình một chất rắn hòa tan vào dung môi để tạo thành một dung dịch.
- Tốc độ hoà tan : là khả năng hoà tan nhanh hay chậm của hoạt chất trong dung môi. Tốc độ hoà tan của hoạt chất tuỳ thuộc vào kích thích tiểu phân, trạng thái / dạng kết tinh, trạng thái ngậmnước
* Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ tan của dược chất, vận dụng trong kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc:
1/ Độ tan của chất khí trong chất lỏng:
Theo định luật Henry độ tan của chất khí tỷ lệ thuận với áp suất khí trên bề mặt dung dịc, biểu thị bằng phương trình sau:
W = kp
Trong đó w là chất khí hoà tan trong 1 đơn vị thể tích chất lỏng, k là hằng số tỷ lệ. Độ tan của chất khí trong dung dịch sẽ giảm khi tăng nhiệt độ.
2/ Độ tan của chất rắn trong chất lỏng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các dược chất rắn trong dung dịch có ý nghĩa quan trọng trong pha chế thuốc:
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ: đối với quá trình hoà tan dựoc chất có sự thu nhiệt, việc tăng nhiệt độ( cung cấp nhiệt) sẽ thúc đẩy quá trình hoà tan, làm tăng độ tan của dược chất. Ngược lại khi dược chất hoà tan toả nhiệt ,việc tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan của dược chất
Tuy nhiên đối với phân tử kết tinh ngậm nước trong quá trình hoà tan, nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến độ tan theo chiều hướng ngược nhau do có sự mất nước kết tinh chuyển sang dạng khan.
Ví dụ: Na2SO4.10H2O có độ tan tăng khi nhiệt độ đến dưói 32,5oC, trên nhiệt độ này độ tan sẽ giảm khi tăng nhiệt độ. Nguyên nhân là Na2SO4.10H2O hoà tan thu nhiệt còn Na2SO4 hoà tan toả nhiệt
+ Ảnh hưởng của bản chất và đặc điểm cấu trúc phân tử của chất tan và dung môi:
Bản chất và đặc điểm cấu trúc phân tử của chất tan và dung môi là những yếu tố hoá học nội tại ảnh hưởng đến độ tan. Ví dụ như Phenol khi có thêm nhóm OH tăng độ tan trong nước gấp 100 lần so với Benzen. Các nhóm chức thân nước OH, NH2, SH,… có trong phân tử chất tan sẽ làm tăng độ tan của các chất này trong nước do làm tăng độ phân cực.
+ Ảnh hưởng của đặc tính kết tinh, hiên tượng đa hình và sự solvat hoá đến độ tan: Một dược chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau tuỳ theo điều kiện kết tinh. Các dạng kết tinh khác nhau sẽ có cấu trúc tinh thể bền vững ở mức độ khác nhau từ đó có độ tan khác nhau. Ví dụ: Ampicilin khan có độ tan lớn hơn Ampicilin trihydrat.
Dạng kết tinh có cấu trúc tinh thể bền vững nên thường khó tan hơn dạng vô định hình. Novobiocin có dạng vô định hình dễ tan hơn dạng kết tinh 10 lần.
+ Anh hưởng của kích thước tiểu phân dược chất đến độ tan:
Độ tan của dược chất tăng lên kích thước tiểu phân giảm do năng lượng tự do trên bề mặt tiếp xúc tăng lên. Như vậy việc nghiền mịn dược chất rắn sẽ làm tăng độ tan ở một mức độ nào đó.
+ Anh hưởng của pH dung dịch đến độ tan: Khi pH của dung dịch tăng sẽ làm tăng độ tan của acid yếu và giảm độ tan của các base yếu, trường hợp ngược lại khi pH dung dịch giảm . Khi tăng pH ở dưới điểm đẳng điện sẽ làm giảm độ tan của chất tan lưỡng tính và ở trên điểm đẳng điện sẽ làm tăng độ tan.
+ Anh hưởng của các ion cùng tên: làm giảm độ tan.
+ Anh hưởng của các chất điện ly: Sự có mặt của các chất điện ly làm giảm hoạt độ ion, làm giảm độ phân ly của các chất tan từ đó làm giảm độ hoà tan của các chất.
Tốc độ hoà tan:
-Anh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tan:
Trừ một số trường hợp chất có quá trình hoà tan toả nhiệt việc tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan từ đó giảm tốc độ hoà tan, phần lớn các chất có độ tan và tốc độ tan tăng khi tăng nhiệt độ do hệ số khuếch tán của chất tan trong dung môi tăng cao, độ nhớt của dung môi giảm.
Ví dụ: cafein ít tan trong nước ở nhiệt độ thường nhưng dễ tan ở nhiệt độ cao. Đối với các dung môi có độ nhớt cao (glycerin,propylen glycol…)
- Việc nghiền nhỏ các dược chất: làm tăng nhanh tốc độ hoà tan do làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tan với dung môi
- Việc khuấy trộn trong quá trình hoà tan: làm tăng tốc độ hoà tan.
CÂU 4: Đặc điểm thành phần, yêu cầu chất lượng và áp dụng lâm sàng của thuốc tiêm truyền:
* Đặc điểm thành phần:Thuốc tiêm truyền là 1 dạng thuốc tim, do đó thuốc phải đạt yêu cầu chất lượng chung đối với thuốc tiêm. Nhưng thuốc tiêm truyền được dùng với lượng lớn( hàng trăm milimet cho 1 lần truyền) nên thuốc tim truyền có 1 số chỉ tiêu chất lượng so với thuốc tiêm nói chung:
- Thuốc tiêm truyền không chứa các dược chất có hoạt lực mạnh, các chất sát khuẩn.
- Thuốc tim truyền là thuốc nước với dung môi là nước cất để pha thuốc tiêm, trong đó dược chất được hoà tan hoàn toàn thành dd thật, dd keo hoặc phân tán trong nước dưới dạng nhũ tương dầu trong nước
- Thuốc tim truyền thường là các dịch đẳng trương với máu và dịch cơ thể
- Thuốc tim truyền phải vô khuẩn và không được có chất gây sốt,. Để đảm bảo yêu cầu chất lượng này thuốc phải được tiệt khuẩn bằng nhiệt trong nồi ngay sau khi pha chế
- Các dd thuốc tim truyền không được chứa các tiểu phân phát hiện được bằng mắt thường và chỉ có một số lượng nhất định các tiểu phân không nhìn thấy, được xác định bằng máy đếm tiểu phân tự động
* Thành phần thuốc tim truyền:
- Dược chất
- Dung môi hay chất dẫn
- Các thành phần khác
- Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
* Yeâu cầu chất lượng thuốc tiêm truyền:
- Chỉ tiêu cảm quan :
+ Không màu or có màu của dược chất
+ Thuốc tiêm truyền là nhũ tương không được có biểu hiện của sự tách lớp
+ Thuốc phải đạt độ trong cho phép
- Định tính, định lượng: Định tính, định lượng hàm lượng dc trong chế phẩm tiến hành theo chỉ dẫn trong từng chuyên luận cụ thể
- Thể tích hoặc khối lượng:
+Sai số thể tích như chỉ dẫn trong dược điển Việt Nam
+Độ đồng đều khối lượng: phải đạt yêu cầu về độ thử độ đồng đều khối lựong.
- pH: Thuốc phải đạt giới hạn pH như ghi trong chuyên luận.Xác định bằng máy đo pH.
- Độ vô khuẩn: Thuốc tiêm phải vô khuẩn, nếu tiêm truyền không vô khuẩn sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tại chổ tiêm, nhiễm khuẩn máu… thậm chí có thể tử vong
- Chất gây sốt: phải không được có chất gây sốt. Để tránh thiệt hại biện pháp tốt nhất là phòng ngừa.
* Áp dụng lâm sàng:
Thuốc tim truyền được dùng trong điều trị với nhiều mục đích khác nhau;
- Cung cấp nước và các chất điện giải khi cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải.
-Cung cấp các nhu cầu về dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được. Trong trường hợp này có thể truyền các dd đường glucose hoặc fluctose, các dd acid amin, nhũ tương dầu béo kiểu D/N kết hợp với các vitamin, các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.
-Trung hoà và thiết lập lại cân bằng acid-kiềm của máu khi máu bị nhiễm acid hay nhiễm kiềm do rối loạn chuyển hoá hay do rối loạn chức năng.
-Bổ sung tạm thời thể tích huyết tương nhằm duy trì huyết áp và hoạt động của hệ thuần hoàn khi cơ thể bị mất máu mà không có máu để truyền.
-Làm lợi niệu khi cơ thể ở trạng thái giữ nước.
-Chống đông và bảo quản máu dùng trong lưu trử máu tươi.
- Dùng như là môi trường trung gian hay” chất mang” đối với nhiều tim truyền khác,.
Để giảm thiểu sự không tương hợp khi sử dụng thuốc tiêm truyền là môi trường trung gian để đưa thuốc vào cơ thể cần tuân theo 1 số nguyên tắc:
+ Chỉ phối hợp ngay trước khi tiêm truyền và chỉ truyền khi không phát hiện thấy bất kỳ sự thay đổi nào về mặt cảm quan của thuốc.
+ Không nên phối hợp nhiều thuốc tiêm khác nhau trong cùng một dd tiêm truyền.
+ Tuyệt đối không phối hợp thuốc có tương kỵ đã được chỉ ra trong các tài liệu chuyên môn.
+ Tốt nhất chỉ nên phối hợp khi đã có kết quả nghiên cứu về sự tương hợp.
CÂU 5: Kỹ thuật điều chế cồn thuốc
* Phương pháp ngâm lạnh:Cho dl đã quy định vào 1 bình đậy kín để ở nhiệt độ phòng. Ngâm trong thời gian xác định, hàng ngày có khuấy trộn. Sau đó gạn lấy dịch ngâm, ép bã để thu dịch ép. Trộn dịch ngâm và dịch ép lắc đều, để lắng. Gạn, lọc lấy dịch trong.
Dụng cụ ngâm lạnh luôn đậy kín tránh bay hơi dung môi.
PP ngâm lạnh thường dùng điều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất độc mạnh
Ví dụ: cồn tỏi, cồn vỏ cam, vỏ quế, cồn gừng, cồn cánh kiến trắng, cồn hồi….
* Phương pháp ngấm kiệt:
Chuẩn bị dược liệu thích hợp, làm ẩm dược liệu bằng dung môi, đậy kín, để yên 1 thời gian cho dl trương nở hoàn toàn, sau đó mới cho vào bình tiến hành ngấm kiệt, đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh trong một thời gian thích hợp, rút dịch chiết. Khi rút dịch chiết có 2 trường hợp: nếu cồn thuốc quy định hàm lượng hoạt chất, khi thu được ¾ tổng số khối lượng dịch chiết qui định thì ngừng rút dịch chiết, ép bã lấy dịch ép. Trộn dịch chiết, dịch ép và định lượng hoạt chất. Nếu cồn thuốc không quy định hàm lượng hoạt chất, thu được 4/5 tổng số khối lượng dịch chiết quy định sẽ ép bã thu dịch ép. Trộn dịch chiết và dịch ép. Thêm dung môi vừa đủ khối lượng qui định.
PP ngấm kiệt thường được dùng điều chế cồn thuốc có hoạt chất độc mạnh. Ví dụ: Cồn benladon, cồn ô đầu, cồn cà độc dược….
* Phương pháp hoà tan: Hoà tan cao thuốc, hoá chất, tinh dầu vào ethanol có nồng độ thích hợp, khi hoà tan hoàn toàn lọc lấy dịch trong.
Ví dụ: Cồn opi, cồn mã tiền, cồn opi kép,cồn opibenzioic,...
CÂU 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và ổn định của nhũ tương:
1/. Ảnh hưởng của sức căng bề mặt phân cách pha :Sức căng bề mặt phân cách pha trong NT là 1 yếu tố hết sức quan trọng, nó quyết định sự hình thành, độ bền vững của NT và kích thứoc cảu các tiểu phân phân tán
Sự tạo thành các NT luôn luôn kèm theo sự hấp thu năng lượng cơ học. bề mặt được tạo ra mang năng lượng tự do mang năng lượng này phụ thuộc chủ yếu vào diện tích và sức căng bề mặt giữa 2 pha: & = σ.S
Trong đó:
&: năng lượng bề mặt tự do (N.m)
S: diện tích bề mặt phân cách(m+)
σ: Sức căng bề mặt phân cách( N/m)
Từ hệ thức trên ta thấy diện tích bề mặt càng lớn bao nhiêu thì năng lượng tự do càng lớn bấy nhiêu và năng lương chủ yếu được tập trung trên bề mặt phân cách pha. Một hệ phân tán như vậy sẽ không bên về mặt nhiệt động học và trong đó sẽ tự xảy ra các quá trình có xu hướng là giảm năng lượng bề mặt tự do mà chủ yếu là quá trình tập hợp cảu các tiểu phân tán có kích thước bé thành các tiểu phân có kích thước lớn hơn và dần dần NT sẽ bị phá huỹ-tách thành 2 lớp.
Trong quá trình hình thành NT, diện tích bề mặt phân cách pha tăng lên rất lớn( đến hnàg triệu lần), diện tích này càng lớn chứng tỏ sự phân tán càng cao( kích thứoc các tiểu phân càng bé). Năng lượng bề mặt tự do càng lớn thì NT càng khó hình thành và kém bền vững. Vì vậy để giảm năng lượng tự do xuống mức thấp nhất biện pháp duy nhất là giảm sức căng bề mặt phân cách pha.
Để NT có độ bền vững cần thiết, giữ được mức độ phân tán đã đạt được, phải làm giảm SCBM phân cáh pha, cũng có nghĩa là làm giảm năng lượng bề mặt tự do đến giá trị tối thiểu. Trong thực tế để thực hiện được điều đó người ta sử dụng các chất diện hoạt. Vì vậy việc lựa chọn các chất diện hoạt thích hợp cho NT cần điều chế là 1 việc rất quan trọng
2/ Ảnh hưởng của CNH(chất nhũ hoá):
CNH có 1 ảnh hưởng đặc biệt quan trọng vì không chỉ có khả năng gây phân tán mà còn quyết định kiểu NT sẽ hình thành.
Ngoài ra 1 số chất NH( nhũ hóa) còn làm cho NT vững bền do có khả năng làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán trong NT.
Hầu hết các CNH ổn định có khả năng hydrat hóa hoặc là trực tiếp làm giảm SCBM phân cách pha và làm thay đổi độ nhớt của môi trường phân tán, điều đó không chỉ giúp cho NT hình thành và ổn định mà còn ở 1 chừng mực nhất định nó làm thay đổi SKD của chế phẩm
Các chất diện hoạt làm giảm SCBM phân cách pha do đó chúng làm thay đổi hệ số phân bố và hệ số khuyến tán dược chất trong cả 2 pha vì vậy mà mức độ giải phóng dc và tốc độ hấp thu tăng lên
3/ Ảnh hưởng của lớp điện tích cùng dấu xung quanh các tiểu phân pha phân tán:
4/ Ảnh hưởng của độ nhớt của môi trường phân tán:
NT càng bền vững khi môi trường phân tán có độ nhớt càng lớn. vì độ nhớt của môi trường phân tán càng lớn, sự chuyển động của các tiểu phân của pha phân tán càng giảm nên xác suất chúng va chạm tiếp xúc nhau để kết hợp thành hạt lớn dần rồi tách hẳn thành lớp riêng cũng giảm đi.
5/ Ảnh hưởng của tỷ trọng hai pha:
NT càng dễ hình thành và bền vững khi 2 pha có tỷ trọng gần bằng nhau
Ngược lại nếu 2 pha có tỷ trọng khác nhau, NT thu được sẽ không bền vững tùy theo pha phân tán có tỷ trọng nhỏ hơn hay lớn hơn tỷ trọng của môi trường phân tán, các tiểu phân của pha phân tán sẽ nổi lên bề mặt hoặc lắng xuống đáy bình đựng NT
6/ Ảnh hưởng của nồng độ pha phân tán:
NT càng bền vững khi nồng độ của pha phân tán càng nhỏ
7/ Ảnh hưởng của pp phối hợp CNH
8/ Ảnh hưởng của pp phối hợp các pha:
NT D/N dễ hình thành hơn khi thêm pha dầu vào dần dần vào toàn lượng pha nước và ngược lại NT N/D dễ hình thành hơn khi thêm pha nước vào dầu. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể tích các pha và bản chất CNH đã dùng.
9/ Ảnh hưởng của cường độ và thời gian tác dụng lực gây phân tán:
Thời gian tác dụng của lực gây phân tán có ảnh hưởng rất nhiều đến kích thước các tiểu phân phân tán.Thực nghiệm chứng tỏ rằng kéo dài sự khuấy trộn quá thời gian tối ưu thì chất lượng NT không tăng lên. Trong đk bình thường của sự nhũ hóa, kích thước các tiểu phan phân tán giảm đi rất nhanh trong những giây ban đầu và dần đân đạt tới gái trị giới hạn sau 1-5 phút. Độ ổn định và độ nhớt của NT cũng thay đổi tương tự, vì vậy thời gian tác động của lực gây phân tán vượt thời gian tối ưu thì sự tiêu tốn năng lượng trở nên không cần thiết. TÁc dụng của lực gây phân tán xảy ra càng dài thì lượng các tiểu phân càng tăng lên và khả năng ngưng tụ càng tăng
10/ Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH môi trường phân tán:
Khi nhiệt độ tăng SCBM của bề mặt phân cách pha và độ nhớt giảm tạo điều kiện cho sự nhũ hóa xảy ra nhnah hơn và dẽ dàng hơn.
Nhưng nhiệt độ cao hoặc thấp quá sẽ đưa đến sự ngưng tuh các tiểu phân, làm giẩm chất lượng NT
Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến khản năng hấp phụ CNH lên bề mặt phân cách pha, cản trở tác dụng của CNh
Vì vậy trong quá trình điều chế NT cần thiết phải khống chế nhiệt độ cảu hỗn hợp để không gây ra ảnh hưởng đến sựu hình thành và ổn định của NT.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ngoại lai khác ảnh hưởng đến độ bền vững của NT.pH của hệ( pha phân tán và môi trường phân tán) có ảnh hưởng ít nhiều đến SKD của thuốc
CÂU 7: Tá dược thuốc mỡ thuộc nhóm thân nước
Nguồn gốc : có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợpBản chất hoá học : là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử
Ưu nhược điểm
* Ưu điểm
Hoà tan hoặc trộn đều với nước và DM phân cực
Giải phóng DC nhanh, nhất là các chất dễ tan trong nước
Không cản trở sự trao đổi bình thường của da
Không trơn nhờn, đễ rửa sạch bằng nước
Thể chất ổn định khi thay đổi nhiệt độ
* Nhược điểm
Không bền, dễ bị VK, Nấm mốc phát triển và làm hỏng
Dễ bị mất nước và trở nên khô cứng
Phạm vi ứng dụng : được sử dụng làm tá dược trong bào chế các dạng thuốc rất phong phú
Cách pha chế và ví dụ :
gel:
+ gel polysaccarid: Bao gồm các gel chế từ tinh bột, tinh bột biến tính, thạch, alginat.Hiện nay sử dụng chủ yếu natri alginat
TD điều chế từ alginat: thường dùng muối kiềm của acid alginic, được chiết từ rong biển vì vậy dễ kiếm, giá thành rẻ.Nồng độ từ 5-10% , ví dụ:
Natri alginat 5g
Glycerin 10g
Natri benzoat 0,2g
Nước tinh khiết vđ 100g
+ gel dẫn chất cellulose: methyl cellulose(MC), carboxymethyl cellulose(CMC), natri carboxy methyl cellulose(NaCMC), hydroxy propyl methyl cellulose(HPMC), hydroxy propyl cellulose (HPC)….
Ví dụ:
Methyl cellulose 5g
Glycerin 10g
DD thuỷ phân phenylborat 2% 0,5g
Nước cất vđ 100ml
.
Dẫn xuất PEG
Polyethylen glycol là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử của ethylen oxyd có ct chung:
HOCH2-(CH2OCH2)-CH2OH
ví dụ :
PEG 4000 20g
Alcol stearylic 34g
Glycerin 30g
Natri laurysulfat 1g
Nước tinh khiết vđ 00g
CÂU 8: Kỹ thuật điều chế, sản xuất thuốc mỡ bằng phương pháp hoà tan:
* Điều kiện áp dụng:Dược chất: hoà tan trong td hoặc trong 1 dung môi trung gian, có thể trộn đều hoặc hoà tan với td( dc ở thể lỏng hoặc thể rắn tan/td)
Tá dược: thân dầu, thân nước và td khan
* Cấu trúc của chế phẩm tạo thành thường là kiểu dd (đa phần ở dạng dd keo) và hệ phân tán thuộc loại hệ đồng thể
* Trang thiết bị :
* Các giai đoạn pha chế:
- Chuẩn bị dc: trong 1 số trường hợp, dc rắn có tốc độ hoà tan chậm, có thể làm tăng tốc độ hoà tan bằng cách xay, nghiền
- Chuẩn bị td: Nếu là hỗn hợp td, cần phải phối hợp và lọc, tiệt khuẩn nếu cần. Chẳng hạn: td có thể là hỗn hợp td thân dầu nhóm hydrocarbon: vaselin, dầu parafin, và parafin rắn …. Lúc đó cần đun chảy, lọc
Nếu td thân nước như PEG cũng cần phối hợp, đun chảy trước
Nếu td tạo gel, cần có thời gian ngâm nguyên liệu tạo gel trong môi trường phân tán để gel đồng nhất
- Phối hợp dc với td: Nói chung có thể hoà tan ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng cho giảm thời gian thao tác. Cần chú ý rằng có 1 số dc dễ bị bay hơi, thăng hoa ở nhiệt độ cao, vì vậy dụng cụ, thiết bị hoà tan cần phải có nắp đậy kín. Điển hình nhất là khi sx cao xoa
* Ví dụ:
a/ td thân dầu:
- Đ/c cao sao vàng:
công thức:
Mentol: 12,5g
Long não 12,5g
Tinh dầu long não 10,5ml
Tinh dầu khuynh diệp 5ml
Tinh dầu hương nhu 2,5ml
Tinh dầu quế vđ
Td vđ 100g
Td gồm hỗn hợp: Vaselin, lanolin, sáp ong, cerezin, ozokerit theo tỷ lệ thích hợp ngoài ra có thể thêm các chất ổn định màu, hương
Tiến hành: đun chảy hỗn hợp td, lọc qua vật liệu thích hợp.Trộn menthol với long náo thành hỡn hợp chảy lỏng, thêm các loại tinh dầu vào hoà tan.phối hợp với td, hầm trong dụng cụ kín, ở nhiệt độ 70-80oC trong thời gian khoản 2 giờ. Để nguội khoảng 40-50oC, rót vào hộp, để nguội hẳn, đậy nắp
9 : Tá dược thuốc đặt thuộc 2 nhóm thân dầu ( triglyceride bán tổng hợp ) và thân nước
A, Triglyceride bán tổng hợp ( Witepsol, Suppocire )* Nguồn gốc : có nguồn gốc tổng hợp
* Bản chất hoá học : chủ yếu là triglyceride của các acid béo no, ngoài ra còn có thêm một tỷ lệ nhỏ các mono và diglyceride để tăng khả năng nhũ hoá các chất lỏng phân cực
* Ưu điểm : Thích hợp để điều chế thuốc đặt trong những điều kiện khác nhau hoặc các yêu cầu khác nhau trong điều trị.
Nhược điểm : Kém bền vững, dễ bị hỏng
* Phạm vi ứng dụng : Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới làm tá dược thuốc đặt
* Cách pha chế : Triglyceride bán tổng hợp là những tá dược béo được đ/chế bằng cách làm pứ este hoá giữa glycerin và các acid no phân tử có từ 10-18C.
* Ví dụ :
Witepsol H : dùng để điều chế thuốc đặt có các dược chất có thể làm tăng nhiệt độ nóng chảy của tá dược.
Witepsol W(25-31-35) : dùng để điều chế thuốc đặt có dược chất khó phân tán cần phải khuấy trộn đều.
Witepsol S(52-55-58) : dùng để điều chế thuốc đặt có chứa dược chất có tỷ trọng lớn, dễ lắng khi đổ khuôn
Witepsol E(75-76-79-85) : dùng để điều chế thuốc đặt có chứa dược chất làm hạ nhiệt độ nc của tá dược và thuốc đặt cần hạn chế tác dụng tại chỗ.
B, Nhóm tá dược thân nước : Dẫn xuất PEG, gelatin- glycerin, thạch :
1. Dẫn xuất PEG :
* Nguồn gốc : có nguồn gốc tổng hợp
* Bản chất hoá học : chưa có
* Ưu, nhược điểm :
Ưu điểm :
- Có nhiệt độ nc cao hơn thân nhiệt nên viên thuốc có độ bền cơ học cao hơn so với viên thuốc đ/c từ tá dược béo chảy lỏng ở thân nhiệt. Vì vấy PEG là tá dược thích hợp với đk khí hậu nhiệt đới.
- Thích hợp để đc thuốc đặt có chứa các dược chất ít tan trong nước.
Nhược điểm :
- Do độ cứng viên thuốc nên thường gây đau nếu chỗ đau bị tổn thương, cho nên không dùng để đc thuốc đạn chữa trĩ hậu môn, rò hậu môn.
- Do có tính háo ẩm nên khi hút niêm dịch thường kích thích nhu động , vì vậy nếu thời gian quá dài thì viên thuốc có thể bị đẩy ra ngoài
* Phạm vi ứng dụng : chưa có
* Cách pha chế :
Ví dụ :
Hỗn hợp 1 : PEG 1000 96%
PEG 4000 4%
hỗn hợp này thích hợp để điều chế thuốc đạn nhằm gây tác dụng chung trên cơ thể hoặc thuốc đạn có lượng lớn các dược chất ở dạng bột.
Hỗn hợp 2 : PEG 1540 30%
PEG 6000 50%
Nước 20%
hỗn hợp này thích hợp để điều chế thuốc đặt có các dược chất dễ tan trong nước
2. Tá dược gelatin- glycerin , thạch :
* Nguồn gốc : có nguồn gốc tự nhiên
* Bản chất hoá học : chưa có
* Ưu, nhược điểm :
Ưu điểm : điều chế đơn giản,
Nhược điểm : Chỉ điều chế tá dược này khi dùng ngay hoặc chỉ dùng trong vài ngày. Nếu để lâu phải thêm chất bảo quản.
* Phạm vi ứng dụng : chủ yếu dùng làm tá dược để đc thuốc trứng
* Cách pha chế :
+ Tá dược gelatin- glycerin : Gelatin : 10g
Glycerin : 60g
Nước cất : 30g
Thái nhỏ Gelatin ngâm vào nước cho trương nở. Đun nóng cách thuỷ glycerin lên 55-60oC, đổ gelatin đã ngâm ở trên vào khuấy cho tan hoàn toàn, lọc nhanh qua gạc. Lưu ý khi đc tá dược này, không đun hỗn hợp quá 60oC
+ Tá dược thạch : thạch thường dùng với nồng độ 2%
* Ví dụ : chưa có
Câu 10 : Kỹ thuật điều chế thuốc đặt , pp đổ khuôn
A, Trang thiết bị :* Ở quy mô bào chế nhỏ :
- Dao bằng thép không gỉ, bàn mài hoặc cối chày sứ
- Bát sứ hoặc bát men
- Các loại khuôn bằng kim loại
* Ở quy mô công nghiệp : máy tự động dán và ép khuôn bằng chất dẻo hoặc giấy thiếc có tráng polypropylen
B, Chuẩn bị :
- Dụng cụ phải sạch, khô và được tiệt khuẩn
- Với khuôn thuốc phải được bôi trơn trước khi đổ khuôn
- Nguyên liệu : tính toán nguyên phụ liệu ( tính dư 10% để trừ hư hao ) đảm bảo thu được đúng số lượng viên thuốc cần điều chế
C, Các giai đoạn pha chế :
* Cách phối hợp dược chất vào tá dược ( dung dịch, hỗn dịch ):
- Dung dịch : Trường hợp thuốc đặt có chứa các dược chất dễ tan trong nước ( cao benladon, penicillin…), hoà tan dược chất trong một lượng tối thiểu nước hoặc glycerin rồi phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc
- Hỗn dịch : Trường hợp thuốc đặt chứa các dược chất không tan trong tá dược, cũng không tan trong nước ( Sulfamid, paracetamol, indometacin…) : nghiền dc thành bột mịn, thêm một phần tá dược vào nghiền tiếp, cho hỗn hợp này vào phần tá dược còn lại trộn đều.
* Đổ khuôn : Sau khi phối hợp dc vào td, phải chờ khối thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông đặc mới đổ vào khuôn đã được tiệt khuẩn và bôi trơn.
Với td bơ cacao, thường đổ khuôn ở khoảng 27-28oC
Với td gelatin glycerin thường đổ khuôn ở 37-38oC
Phải đổ nhanh và liên tục để tránh hiện tượng tạo ngấn trên viên thuốc và phải đổ sao cho khối thuốc cao hơn bề mặt khuôn 1-2mm, để khi thuốc đông rắn, viên thuốc không bị lõm đáy.
Sau khi đổ, khuôn phải được để ở nơi mát 5-10oC chờ cho thuốc đông rắn hoàn toàn, dùng dao gạt phần thuốc thừa ở trên, tháo khuôn để lấy viên thuốc ra ngoài. Hoàn thiện, đóng gói, nhãn.
D, Ví dụ :
Rp : Paracetamol 0.25g
Bơ cacao vđ 2g
M.f.Sup.D.t.d No10
- Nghiền mịn paracetamol trong cối
- Cho 1 phần bơ cacao còn lại ở to < 36oC
- Cho hỗn hợp trên vào trộn cho chảy đều
- Để nguội đến gần nhiệt độ đông đặc thì đổ khuôn
Rp : Penicillin 10.000UI
Tá dược gelatin glycerin vđ 1 viên
M.f.ovul.D.t.d No10
- Hoà tan PNC vào khoảng 2nl nước cất
- Điều chế tá dược gelatin glycerin để nguội đến khoảng 40oC
- Cho dung dịch PNC vào trộn đều rồi đổ khuôn.
Câu 11 : Tá dược dính dùng cho thuốc viên nén:
A, Vai trò : là tác nhân liên kết các tiểu phân để tạo hình viên, đảm bảo độ chắc của viên.B, Cơ chế tác dụng
C, Phân loại : chia làm hai nhóm :
* Nhóm tá dược dính thể lỏng
* Nhóm tá dược dính thể rắn
D, Cách phối hợp vào viên nén
* Nhóm tá dược dính lỏng : dùng trong pp xát hạt ướt. Sau khi khối bột đã được trộn đều, thêm tá dược dính vào khối bột , trộn cho đến khi tá dược thấm đều vào khối bột, tạo ra sự liên kết tiểu phân bột vừa đủ để tạo hạt.
* Nhóm tá dược dính thể rắn : dùng trong pp xát hạt khô và dập thẳng. Trộn bột dược chất với bột tá dược dính khô, tá dược rã.
E, Các chất điển hình: đặc điểm, cách sử dụng, ứng dụng, ảnh hưởng tới SKD
* Nhóm tá dược dính thể lỏng :
- Hồ tinh bột : là td dính thông dụng hiện nay. HTB dễ kiếm, giá rẻ, dễ trộn đều với bột dc, ít có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên. Thường dùng loại hồ từ 5-15%, trộn với bột dc khi hồ còn nóng. Nên điều chế dùng ngay để tránh bị nấm mốc. Có thể cho thêm vào hồ các chất bảo quản thích hợp như nipazin, nipazol…Nếu lượng HTB quá nhiều hoặc quá đặc thì hạt sẽ có độ ẩm cao dẫn đến viên nén khó rã và dễ bị nấm mốc phát triển
- Siro : dễ trộn đều với bột dược chất, làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học. Nếu viên có màu thì siro giúp cho viên phân tán chất màu trong viên đồng nhất hơn. Ngoài ra siro có tác dụng ổn định dược chất trong một số viên như viên sắt sulphat. Thường dùng làm tá dược dính cho viên nén dược liệu. Nếu lượng siro nhiều quá thì sẽ làm hạt có độ ẩm cao, nấm mốc phát triển
- Dịch thể gelatin : Gelatin trương nở và hoà tan trong nước, tạo nên dịch thể có khả năng dính mạnh, thường dùng cho viên ngậm để kéo dài thời gian rã, hoặc dùng cho dược chất ít chịu nén. Hay dùng dịch thể 5-10%, trộn với bột dược chất khi tá dược còn nóng. Có thể kết hợp với HTB để tăng khả năng dính cho hồ.
* Nhóm tá dược dính thể rắn : thường dùng các loại bột đường, tinh bột biến tính, dẫn chất cellulose, Avicel…
- Tinh bột biến tính : là tinh bột đã qua xử lý bằng các pp lý hoá thích hợp nhằm thuỷ phân và thay thế từng phần rồi tạo hạt. Tinh bột biến tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột.
- Avicel : là tá dược có nhiều ưu điểm : chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã, dễ dính, độ bền cơ học cao, độ mài mòn thấp, không cần dùng lực nén cao.
* Ảnh hưởng của tá dược dính :
Với bản chất là những chất keo thân nước, tá dược dính làm tăng liên kết tiểu phân, tạo độ bền cơ học cho viên, do đó có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên. Nhất là với những tá dược có khả năng kết dính mạnh như gôm arabic, dịch thể gelatin…Với dược chất sơ nước, PVP còn có khả năng tạo ra vỏ thân nước, cải thiện tính thấm của dược chất, do đó làm tăng SKD của viên. Ngoài ra, tá dược dính còn đưa ẩm và nhiệt vào viên, làm giảm SKD của viên chứa dược chất nhạy cảm với ẩm và nhiệt. Có thể khắc phục bằng cách : dùng tá dược dính lỏng khan nước, tạo hạt tầng sôi, tạo hạt khô hay dập thẳng.
Câu 12 : Tá dược rã dùng cho thuốc viên nén:
A, Vai trò : Rã là giai đoạn khởi đầu cho quá trình SDH của viên nén sau khi uống. Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và rã mịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hoà tan, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dược chất về sau.B, Cơ chế tác dụng : Các tá dược rã có cấu trúc xốp, sau khi dập viên để lại hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên. Khi tiếp xúc với dịch tiêu hoá, hệ thống vi mao quản có tác dụng kéo nước vào lòng viên nhờ lực mao dẫn. Nước sẽ hoà tan và làm trương nở các thành phần của viên và phá vỡ cấu trúc của viên. Như vậy, sự rã của viên phụ thuộc độ xốp và vào sự phân bố hệ thống vi mao quản trong viên.
Riêng viên nén sủi bọt thì rã theo cơ chế sinh khí : người ta đưa vào trong viên đồng thời một acid hữu cơ ( citric, tartaric…) và một muối kiềm ( Natri carbonat, NaHCO3…) . Khi gặp nước hai thành phần này tác dụng với nhau giải phóng ra CO2 lam cho viên rã ra nhanh chóng.
C, Phân loại : có hai loại : tá dược rã trong và tá dược rã ngoài
D, Cách phối hợp vào viên nén
E, Các chất điển hình: đặc điểm, cách sử dụng, ứng dụng, ảnh hưởng tới SKD
- Tinh bột : có cấu trúc xốp, sáu khi dập viên tạo ra được hệ thống vi mao quản phân bố khá đồng đều trong viên, làm rã viên theo cơ chế mao quản.
Thường dùng tinh bột ngô, khoai tây, hoàng tinh… với tỷ lệ 5-20% so với viên.
- Bột Cellulose : dùng loại tinh chế, trắng, trung tính. Thích hợp cho các dược chất nhạy cảm với ẩm.
* Ảnh hưởng của tá dược rã :
Rã được coi là bước giải phóng, tiền đề cho bước hoà tan tiếp theo của dược chất.
- Mức độ rã là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hoà tan dược chất.
- Cách rã liên quan đến độ xốp của viên
- Tá dược rã ngoài có vai trò nhất định trong việc giúp cho hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên.
Câu 13 : Phương pháp dập viên qua tạo hạt ướt:
A, Mục đích tạo hạt là tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khả năng liên kết của bột làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượng dính cối chày khi dập viênB, Các phương pháp tạo hạt
- Xát hạt qua rây
- Thiết bị tầng sôi
C, Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm : Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên ( do đso dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và về hàm lượng dược chất. Quy trình thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm : Chịu tác động của ẩm và nhiệt, có thể làm giảm độ ổn định của dược chất.Quy trình kéo dài trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất ( nếu là xát hạt qua rây )
D, Sơ đồ
E, Trang thiết bị :
- Xát hạt qua rây : rây có các cỡ khác nhau
- Thiết bị tầng sôi
Câu 14 : Tá dược dùng làm vỏ viên nang cứng, nang mềm:
* Tá dược dùng làm vỏ viên nang cứngA, Gelatin (HPMC): Gelatin dùng bào chế vỏ nang cứng là loại có độ bền gel tương đối cao : 150-280g, độ nhớt 30-60 mps
B, Chất màu, chất cản quang (titan dioxide)
C, Chất bảo quản : các paraben
D, Nước : dung dịch chế vỏ nang có hàm lượng nước 30-40%
Đầu tiên gelatin được ngâm nước cho trương nở, đun cách thuỷ để hoà tan các chất phụ. Lọc, duy trì 50oC để nhúng khuôn. Khuôn là những que bằng thép không gỉ hình trụ có đường kính thay đổi theo cỡ nang. Bôi trơn khuôn bằng dầu thực vật hay dầu parafin, giữ ở nhiệt độ 22oC trước khi nhúng vào dung dịch gelatin. Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để gelatin bsam đều trên khuôn. Đưa khuôn sấy gió nóng 30-35oC, tháo vỏ nang ra khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định, có thể in chữ, lắp nắp với đáy, đóng gói.
* Tá dược dùng làm vỏ viên nang mềm:
A, Gelatin (HPMC): 35-45 phần. Gelatin để làm nang mềm phải là loại dược dụng, đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi cơ. Ngoài ra phải lưu ý đến độ bền gel là hai yếu tố quyết định khả năng tạo màng của gelatin
B, Chất hóa dẻo: glycerin, sorbitol (15-20 phần) . Chất hoá dẻo dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn trong công thức của vỏ nang cứng và màng bao phim.
C, Nước : Nước trong công thức bào chế vỏ nang chiếm tỷ lệ 0.7-1.3 phần so với lượng gelatin, tuỳ thuộc vào độ nhớt của gelatin
D, Chất bảo quản
E, Chất màu
Để chế dung dịch vỏ nang, người ta hoà tan chất màu, chất bảo quản, và các chất phụ khác vào nước. Ngâm gelatin vào dung dịch này cho trương nở hoàn toàn. Đun nóng glycerin, cho gelatin đã trương nở vào đun cách thuỷ để hoà tan, Lọc giữ nóng để chế nang.
Câu 15 : Kỹ thuật điều chế, sản xuất thuốc nang cứng:
1. Bào chế vỏA, Gelatin (HPMC): Gelatin dùng bào chế vỏ nang cứng là loại có độ bền gel tương đối cao : 150-280g, độ nhớt 30-60 mps
B, Chất màu, chất cản quang (titan dioxide)
C, Chất bảo quản : các paraben
D, Nước : dung dịch chế vỏ nang có hàm lượng nước 30-40%
Đầu tiên gelatin được ngâm nước cho trương nở, đun cách thuỷ để hoà tan các chất phụ. Lọc, duy trì 50oC để nhúng khuôn. Khuôn là những que bằng thép không gỉ hình trụ có đường kính thay đổi theo cỡ nang. Bôi trơn khuôn bằng dầu thực vật hay dầu parafin, giữ ở nhiệt độ 22oC trước khi nhúng vào dung dịch gelatin. Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để gelatin bám đều trên khuôn. Đưa khuôn sấy gió nóng 30-35oC, tháo vỏ nang ra khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định, có thể in chữ, lắp nắp với đáy, đóng gói.
2, Bào chế thuốc trong nang : dược chất được xử lý ( tuỳ từng loại dược chất có thể nghiền, xay… ), được trộn đều với các loại tá dược thích hợp , sau đó đem đóng thuốc vào nang
3, Đóng thuốc vào nang :
Nang cứng dùng để đựng bột thuốc, cốm thuốc, pellet, bột nhão, viên nén…
Để đóng thuốc vào nang, trước hết phải chọn cỡ nang cho phù hợp với lượng dược chất cần đóng. Xác định cỡ nang có thể sử dụng công thức :
Khối lượng thuốc đóng nang = tỷ trọng biểu kiến x dung dịch nang
Đối với bột thuốc đóng vào nang cần thêm các tá dược sau :
Tá dược trơn : để điều hoà sự chảy, giúp cho bột hoặc hạt chảy đều vào nang nhằm đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dc.
Tá dược độn : Dùng trong trường hợp liều hoạt chất thấp không chiếm hết dung tích nang, dược chất trơn chảy kém.
Đôi khi để tăng khả năng thấm ướt khối bột trong dịch tiêu hoá người ta có thể cho thêm vào công thức một tỷ lệ chất diện hoạt . Vd : natri lauryl sulfat
Quy trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn :
Mở vỏ nang
Đóng thuốc vào thân nang
Đóng nắp nang
Sau khi đóng thuốc, nắp nang được lắp vào thân nang bằng khớp chính. Có thể dùng áp lực không khí để đóng nắp nang. Nang sau đó được lau sạch bột, đánh bóng và đóng gói.
Icon CommentsIcon Comments